Tài sản bảo đảm là gì? Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào?

Trong quan hệ dân sự, để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó về công việc hay tài chính thì một trong những phương thức được các bên sử dụng trong trường hợp này là yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thế chấp tài sản bảo đảm. Vậy quy định pháp luật về tài sản bảo đảm là gì? Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào? Hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Nghị định 21/2021/NĐ-CP 

Tài sản bảo đảm là gì?

Tài sản bảo đảm có thể được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc…

Tài sản bảo đảm bao gồm những gồm gì?

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm bao gồm:

– Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

– Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào?

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm theo Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu;

Chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại (2) mục này.

(2) Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:

– Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;

Có thể bạn quan tâm  Thời hạn giấy cắt khẩu là bao lâu?
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào?
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào?

– Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự:

Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

– Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:

+ Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:

  • Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
  • Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:

  • Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
  • Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội thì cổ phần hoặc phần vốn góp là tài sản bảo đảm;

Trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và pháp nhân nhận góp vốn có thỏa thuận về việc tài sản bảo đảm mang góp vốn tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

+ Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản đang được bảo hiểm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà được bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường; 

Hoặc tài sản thay thế mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trở thành tài sản bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm  Có được bán rượu bia tại căn tin của bệnh viện hay không?

+ Trường hợp tài sản bảo đảm là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt được thu hoạch, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng bị phá dỡ thì hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch hoặc phá dỡ trở thành tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm cài đặt, tích hợp phần mềm, hệ thống phần mềm phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì quyền tài sản đối với phần mềm, hệ thống phần mềm trong phạm vi tài sản bảo đảm này cũng là tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp tài sản bảo đảm bị thu hồi do bên bảo đảm vi phạm pháp luật liên quan thì bên bảo đảm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. 

Trường hợp bên bảo đảm được Nhà nước thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật liên quan thì tài sản được thanh toán hoặc bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp không còn tài sản bảo đảm do bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì số tiền được bồi thường, tài sản được thay thế hoặc tài sản được trao đổi theo quy định của pháp luật liên quan trở thành tài sản bảo đảm.

+ Trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 7 và 8 Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

+ Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan làm cho tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản được thay thế thì tài sản này trở thành tài sản bảo đảm.

– Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

(3) Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết;

Hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.

Thông tin liên hệ Luật sư

Vấn đề “Tài sản bảo đảm là gì? Quyền truy đòi tài sản bảo đảm như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ Đổi tên bố trong giấy khai sinh… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm  Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào?

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Để được coi là tài sản đảm bảo trong giao dịch dân sự cần đáp ứng điều kiện gì?

Một tài sản được coi là tài sản đảm bảo trong giao dịch dân sự khi đáp ứng các điều kiện sau:
Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm trừ trường hợp; cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu. 
Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được
Giá trị của tài sản bảo đảm so với giá trị của nghĩa vụ; được bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn 
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản được hình thành ở trong tương lai.

Bên thế chấp tài sản bảo đảm trong quan hệ dân sự có quyền gì?

Bên thế chấp tài sản bảo đảm trong quan hệ dân sự có những quyền sau:
Được khai thác các công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp; trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức này cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. 
Làm tăng giá trị của tài sản thế chấp bằng cách đầu tư. 
Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp chấm dứt; hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì có thể nhận lại các giấy tờ liên quan; đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ và tài sản thế chấp do người thứ ba giữ. 
Nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật thì có thể được bán; trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh 
Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê; bên mượn biết về việc tài sản cho thuê; cho mượn này đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Trường hợp nào sẽ xử ý tài sản bảo đảm?

Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý trong các trường hợp sau:
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời