Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Để hạn chế rủi ro và thiệt hại khi không may xảy ra tai nạn trong hoạt động đầu tư xây dựng, cá nhân, tổ chức thông thường sẽ đóng một khoản phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đây là loại bảo hiểm bắt buộc để được cấp phép và thi công trong các công trình xây dựng ngoại trừ một số trường hợp luật định. Vậy theo quy định, Đối tượng nào phải mua Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng? Thời hạn bảo hiểm bắt buộc Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là bao lâu? Cách tính phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Hiểu thế nào về Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?

Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất  ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.

Đối tượng nào phải mua Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?

Theo Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

– Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:

+ Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Có thể bạn quan tâm  Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động năm 2023

+ Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

– Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên

– Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

Cách tính phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Việc mua bảo hiểm công trình xây dựng được quy định tại thông tư 329/ 2016/ TT – BTC được ban hành vào ngày 26/12/2016. Quy định về các loại bảo hiểm phải mua trong hoạt động xây dựng và quy định rõ xem ai sẽ là người mua bảo hiểm. 

Bên cạnh đó thông tư 329, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình nếu phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng cho các công trình sau: 

  • Công trình ảnh hưởng đến an toàn của cộng đồng 
  • Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường. 
  • Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.

Bảo hiểm công trình xây dựng được tính như sau: 

Phí bảo hiểm = Giá công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm. 

Trong đó: 

Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng được quy định theo Thông tư 329 do Bộ Tài Chính ban hành. Tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của Công ty bảo hiểm khảo sát thực nghiệm. 

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:

– Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

– Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

– Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.

Có thể bạn quan tâm  Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian xây dựng như thế nào?

– Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Khi nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?

Tại Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

  • Phạm vi bảo hiểm
  • Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP;
  • Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP;
  • Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
  • Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm
  • Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:

  • Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
  • Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
  • Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
  • Tổn thất mang tính thảm họa;
  • Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
  • Tổn thất theo tập quán quốc tế do các bên tham gia bảo hiểm thỏa thuận áp dụng nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng” .Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục Kết hôn với người nước ngoài thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Có thể bạn quan tâm  Mua bán xe máy không rõ nguồn gốc tại Hải Phòng có bị phạt?

Mời quý khách liên hệ với Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm công trình xây dựng có bắt buộc không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) thì việc mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng chỉ bắt buộc đối với các công trình sau:
Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng trong thời gian xây dựng tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC:
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

Đối tượng nào phải mua bảo hiểm bắt buộc trong công trình xây dựng?

Các đối tượng sau phải mua bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng bao gồm:
– Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
– Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
– Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời