Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?

Nước là một tài nguyên không thể thiếu đối với con người. Chính vì tầm quan trọng đó, nên khi chủ thể muốn khai thác, sử dụng nước cần có giấy phép về tài nguyên nước. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ bị thu hồi loại giấy phép này do vi phạm các quy định pháp luật liên quan. Vậy, trường hợp nào thu hồi giấy phép về tài nguyên nước? Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào? Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước là bao lâu? Để tìm hiểu sâu hơn về “Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Tài nguyên nước 2012
  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 27/2014/TT-BTNMT

Thế nào là tài nguyên nước?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012, tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó theo Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012:

  • Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
  • Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
  • Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.

Nội dung giấy phép tài nguyên nước gồm những gì?

Giấy phép tài nguyên nước – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Water Resources Permit.

Giấy phép tài nguyên nước là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức, cho phép thăm dò nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; nước dưới đất; nước biển và xả nước thải vào nguồn nước.

Theo quy định tại Điều 44 Luật tài nguyên nước 2012 và Điều 15 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Giấy phép tài nguyên nước gồm các nội dung chính:

  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
  • Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  • Nguồn nước thăm dò, khai thác, nguồn nước tiếp nhận nước thải;
  • Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
  • Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải;
  • Thời hạn của giấy phép;
  • Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
  • Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Có thể bạn quan tâm  Thủ tục trích lục hồ sơ thửa đất tại Hải Phòng năm 2022

Trường hợp nào thu hồi giấy phép về tài nguyên nước?

Thu hồi giấy phép tài nguyên nước được hướng dẫn tại Điều 25 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước, theo đó:

Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;

b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;

c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;

d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

e) Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?

Tại Điều 38 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy đinh về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như sau:

1. Khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện giấy phép, nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép; nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này, thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.

2. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước chín mươi (90) ngày.

3. Đối với trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.

Có thể bạn quan tâm  Quy định về đất thờ cúng hiện nay như thế nào?
Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?
Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?

Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước là bao lâu?

Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước, theo đó:

1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;

b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;

c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;

d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, Thủ tục tách thửa đất, Quy định về bảo lãnh ngân hàng,…. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm  Diện tích tối thiểu khi tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước?

Theo Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: 
(1)  Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;  
(2)  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước có những quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước như sau:
“Điều 43. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đối tượng nào không cần phải thực hiện đăng ký, xin phép khai thác nước mặt?

Theo Điểm b, c, d Khoản 2, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước KHÔNG phải đăng ký, không phải xin phép như sau:
Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời