Quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?

Cho vay nặng lãi được hiểu là mức lãi suất cho vay cao hay nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì mức lãi suất cho vay này vượt quá so với quy định pháp luật. Việc cho vay nặng lãi này thường xuất hiện trong giao dịch dân sự – giao dịch được pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Trên thực tế hiện nay, tồn tại nhiều cá nhân hay tổ chức tín dụng cho vay với mức lãi suất rất cao khi người dân lâm vào tình cảnh khốn khó và cần gấp tiền để trang trải. Vậy quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào? Tội này sẽ bị xử phạt ra sao? Bạn đọc hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Mức lãi suất cho vay tối đa hiện nay là bao nhiêu?

Theo Điều 463, 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:  

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản sẽ do 2 bên thoả thuận tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tương đương mức lãi suất không quá 1,666%/tháng. Nếu vượt quá mức này thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực pháp luật. 

Có thể bạn quan tâm  Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?
Quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?

Quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (hay gọi là tội cho vay nặng lãi) được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Hình sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

Khách thể của tội phạm

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về hoạt động tín dụng, mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích tài chính của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Đặc trưng của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là mức lãi suất do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. Dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này là “Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự”. 

Lãi suất trong hợp đồng vay được xác định theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo đó, các bên thỏa thuận mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự tức là 100%/năm của khoản tiền vay trở lên, đây điều kiện cần để xác định một hành vi có bị coi là phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hay không.

Có thể bạn quan tâm  Đất ở lâu dài có được xây nhà không theo quy định 2023?

Ngoài ra, để thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì phải đáp ứng thêm điều kiện về số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm

Về lỗi: Người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể được luật hình sự quy định là tội phạm. 

Xử phạt hành chính hành vi cho vay với lãi suất trên 20%/năm như thế nào?

Trường hợp nếu mức lãi suất cá nhân cho vay là trên mức 20%/năm nhưng lại chưa đến mức 100%/năm để bị xử lý hình sự hoặc chưa thoả mãn điều kiện để xử lý hình sự thì cá nhân đó sẽ bị phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

..

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;” 

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp thức hóa lãnh sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân online như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Lãi suất được hiểu là như thế nào?

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản; hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng; hoặc năm do các bên thoả thuận; hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất; số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi); số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất số tiền đã vay và thời gian vay.

Người có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác cho vay nặng lãi là ai?

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Tổng cục trưởng, Cục trưởng; và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
– Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
– Thủ tướng Chính phủ;

Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng như thế nào?

– Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
+ Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
+ Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
+ Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
– Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan