Người đi tù oan được bồi thường như thế nào theo quy định 2022?

Thưa Luật sư Hải Phòng, tôi là Hoàng Nga, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Em trai tôi bị đổ oan cố ý gây thương tích cho người khác, mặc dù gia đình tôi đã cố gắng chứng minh sự việc đó không phải do em tôi gây ra. Tuy nhiên, em tôi vẫn bị tuyên bố xử phạt hình phạt tù 01 năm. Sau nhiều lần gia đình kháng cáo sự việc thì em tôi đã được chứng minh mình bị oan khi đã chấp hành án được 06 tháng tù. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Người đi tù oan có được bồi thường không? Người đi tù oan được bồi thường như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để giải đáp cho các câu hỏi trên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vấn đề “Người đi tù oan được bồi thường như thế nào?”.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Người đi tù oan có được bồi thường không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại nếu có đủ các căn cứ sau đây:

+ Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại”.

Như vậy, nếu có đủ các căn cứ trên đây, Nhà nước sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người đi tù oan.

Người đi tù oan được bồi thường như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 như sau:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 23)

+ Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 24)

+ Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 25)

+ Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 26)

+ Thiệt hại về tinh thần (Điều 27)

+ Ngoài ra, còn được bồi thường các chi phí khác như: chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự (Điều 28).

Ngoài các thiệt hại được bồi thường trên, người bị thiệt hại là cá nhân còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp tại khoản 1 Điều 29 bao gồm:

+ Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;

Có thể bạn quan tâm  Mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội năm 2023

+ Khôi phục quyền học tập;

+ Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp”.

Bên cạnh đó, người bị thiệt hại còn được trả lại tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật (Điều 30) và được phục hồi danh dự (Điều 31).

Trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại?

Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường cũng quy định rõ các trường hợp không được Nhà nước bồi thường các thiệt hại, gồm:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;

+ Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn…

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước cũng sẽ không bồi thường các thiệt hại sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;

+ Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;

+ Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ang cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;

+ Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.

Người đi tù oan được bồi thường như thế nào?
Người đi tù oan được bồi thường như thế nào?

Bồi thường thiệt hại cho người đi tù oan đã mất thế nào?

Trong câu hỏi của bạn có đề cập đến việc bồi thường thiệt hạ cho người bị oan khi họ đã mất. Về vấn đề này, Điều 25 Luật Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định các chi phí bồi thường như sau:

– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.

– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.

– Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

– Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm  Cá nhân cho thuê nhà nộp thuế như thế nào năm 2022?

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 4 Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường thì thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở.

Có được làm Luật sư khi từng bị đi tù không?

Tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Tại Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:

4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;

b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Không thường trú tại Việt Nam;

d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Như vậy, nếu bạn đã từng bị kết án tù mà đã được xóa án tích thì có thể được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư Hải Phòng về vấn đề “Người đi tù oan được bồi thường như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.Nếu quý khách hàng có nhu cầu muốn tư vấn về mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Đổi tên căn cước công dân, Đổi tên giấy khai sinh, làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu, Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn, Hủy việc kết hôn trái luật…. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất. Hotline:  0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Có thể bạn quan tâm  Hành vi ăn trộm xe máy bị xử phạt ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Quy định về việc phục hồi danh dự của người bị án oan như thế nào?

Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định:
“1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này“.

Những người nào có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường?

Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định:
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là gì?

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời