Mã số kinh doanh là gì theo quy định năm 2022?

Khi đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty, danh nghiệp, đáp ứng đủ các điều kiện thì tổ chức đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có mã số kinh doanh hay còn được gọi tên là mã số doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết quy định pháp luật về mã số kinh doanh là gì, mã số này có công dụng và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư Hải Phòng.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Mã số kinh doanh là gì?

Mã số kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đầu tư kinh doanh thì theo quy định pháp luật phải đăng ký kinh doanh trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới được phép hoạt động.

Theo quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

  • Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
  • Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Nhưng hiện nay, các tổ chức công ty/doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thành lập công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp). Còn đăng ký kinh doanh hộ cá thể khi thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể và có mã số hộ kinh doanh (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh). Như vậy, về cơ bản thì số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cũ và số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/ số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh bây giờ có thể hiểu là giống nhau.

Điều 3 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT:

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự năm 2023

a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;

d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999.

2.Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

3.Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

Mã số kinh doanh là gì?
Mã số kinh doanh là gì?

4.Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.

Hiện nay, đối với đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có số đăng ký kinh doanh tương ứng. Có thể hiểu rằng số đăng ký kinh doanh chính là số được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh khi thành lập.

Mã số kinh doanh có phải là mã số thuế?

  • Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
  • Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
  • Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của mã số kinh doanh là gì?

  • Số đăng ký kinh doanh hay mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập thành công và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
  • Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
  • Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm  Thừa kế đất đai có phải đóng thuế hay không?

Công dụng của mã số kinh doanh

Dưới đây là 3 công dụng của Số đăng ký kinh doanh:

  • Số đăng ký kinh doanh giúp cho việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Số đăng kí kinh doanh giúp cho cơ quan quản lí nhà nước thực hiện quản lí việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh được dễ dàng hơn.
  • Số đăng kí kinh doanh giúp cho các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó ( như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh.

Cách tra cứu mã số kinh doanh doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khi muốn thực hiện việc tra cứu mã số thuế của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khách hàng muốn tra cứu mã số doanh nghiệp có thể truy cập vào: dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sau đó thực hiện theo các thao tác tìm kiếm ngay trên tay phải của trang chủ.

Tiếp theo đó thì trên màn hình Khách hàng chỉ cần chọn vào mục tìm doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp sau đó nhập chính xác tên công ty mình cần tra cứu và nhấp vào ô tìm kiếm trên hệ thống sẽ hiển thị lên các thông tin liên quan đến:

– Tên doanh nghiệp,

– Tên doanh nghiệp viết tắt,

– Tình trạng hoạt động doanh nghiệp,

– Mã số doanh nghiệp,

– Loại hình pháp lý,

– Người đại diện pháp luật,

– Địa chỉ trụ sở,

Có thể bạn quan tâm  Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023

– Ngành nghề hoạt động…

Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp Doanh nghiệp muốn tra cứu thông tin doanh nghiệp của mình thì còn có thể tra cứu thông qua cách Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu Mã số thuế rồi chọn đăng nhập tài khoản doanh nghiệp. Sau đó tiếp tục thao tác Điền Chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nhấp vào ô tìm kiếm. Kết quả nhận được sẽ là tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ được hiển thị một cách rõ ràng, chính xác đúng như trong giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mã số kinh doanh là gì theo quy định năm 2022? ”. Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Đổi tên đệm… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp mã số kinh doanh?

Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có bao nhiêu mã số kinh doanh?

Mã số doanh nghiệp và mã số thuế là mã số định danh của doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 mã số thuế, 1 mã số doanh nghiệp.

Mã số kinh doanh của hộ kinh doanh có cấu trúc như thế nào?

Mã số đăng ký hộ kinh doanh được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc như sau:
– Mã cấp tỉnh: 02 ký tự bằng số;
– Mã cấp huyện: 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt;
– Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
– Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời