Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không năm 2022?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hoàng Nga, tôi mới chuyển về Hải Phòng làm việc được 01 năm. Hiện tại, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Bác tôi là Đảng viên, tuy nhiên bác tôi rất tin vào chuyện bói toán. Ở nhà, ngoài những giờ hành chính, bác tôi thường xem bói toán (đây là nghề tay trái của bác), bác nhận xem mọi vấn đề từ công việc đến kinh tế, đời sống hôn nhân, gia đình. Tôi sợ bác tôi lạm dụng việc xem bói. Tôi không biết rằng nếu Đảng viên xem bói thì có bị xử lý kỷ luật hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn. Mời bạn theo dõi bài viết “Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không?” của chúng tôi, Luật sư Hải Phòng sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề nêu trên ngay sau đây:

Hiểu như thế nào về Đảng viên?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là người gia nhập và được kết nạp vào đồng thời sinh hoạt trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam, từ Đảng viên có thể hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng và có đủ tiêu chuẩn, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thời gian chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm có thể được kết nạp vào Đảng và trở thành Đảng viên.

Vai trò và quyền hạn của Đảng viên là gì?

Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình.

Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không?

Căn cứ Điều 55 Quy định số 69-QĐ/TW 2022 quy định:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật.

b) Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác.

c) Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác.

d) Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền.

2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)

Có thể bạn quan tâm  Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?

a) Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

b) Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

c) Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp.

d) Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

đ) Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi.

3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước.

b) Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý.

c) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước.

d) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, kỳ thị, ly khai giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau hoặc giữa các tôn giáo, dân tộc với Đảng, Nhà nước, nhân dân; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

đ) Tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Như vậy, đối với trường hợp Đảng viên đi xem bói là hành vi mê tính dị đoan nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Còn nếu Đảng viên tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp mê tín dị đoan mà  gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như thế nào?

Theo Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm ban hành kèm theo Quyết định 354-QĐ/UBKTTW ngày 22/12/2021 thì quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

Chuẩn bị trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

Căn cứ kết luận kiểm tra của ủy ban kiểm tra hoặc hồ sơ đề nghị kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới và kết quả nắm tình hình, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với thường trực ủy ban: 

  • Việc xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; 
  • Kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật;
  • Dự kiến thành phần đoàn (tổ) xem xét, thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm.

Thường trực ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật.

Đoàn kiểm tra xây dựng lịch làm việc; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn và chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ việc xem xét, thi hành kỷ luật.

Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không?
Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không?

Tiến hành trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với (đại diện tổ chức đảng quản lý đối tượng vi phạm (nếu có) và đối tượng vi phạm) để triển khai kết luận kiểm tra hoặc quyết định, kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật; 

Có thể bạn quan tâm  Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?

Thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng vi phạm chuẩn bị bản kiểm điểm, cung cấp tài liệu; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

Đoàn kiểm tra tiến hành nghiên cứu tài liệu, làm việc với đối tượng vi phạm về những nội dung cần bổ sung vào bản kiểm điểm hoặc thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật .

Trong quá trình thẩm tra, xác minh, căn cứ vào tình hình cụ thể, đoàn kiểm tra có thể gặp và làm việc tiếp với đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm hoặc có liên quan để xác định lại và làm rõ về các nội dung vi phạm.

Trường hợp xử lý, kỷ luật theo kết luận kiểm tra: 

  • Căn cứ đối tượng, nội dung vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức hội nghị ở các cấp ủy có liên quan (từ cấp chi bộ trở lên; hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản) để đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra của ủy ban;
  • Đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật;
  • Hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.

Trường hợp xử lý, kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới:

  • Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đề nghị thi hành kỷ luật về những nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa kết luận của tổ chức đảng đề nghị với kết quả thẩm tra, xác minh để làm rõ thêm về vi phạm của đối tượng, trước khi bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.
  • Trường hợp cần thiết, căn cứ theo đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra giao cho vụ hoặc đơn vị tham mưu cho ủy ban xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.

Nếu phát hiện có nội dung vi phạm mới hoặc cần bổ sung, điều chỉnh về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực ủy ban xem xét, quyết định.

Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những vấn đề chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về báo cáo kết quả xem xét, thi hành kỷ luật;

Báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực ủy ban (nếu cần), trước khi trình ủy ban kiểm tra.

Trước khi ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của ủy ban kiểm tra. 

Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định.

Kết thúc trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

+ Đoàn kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.

+ Ủy ban kết luận, biểu quyết quyết định hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật đối với đối tượng vi phạm.

Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn kiểm tra.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh quyết định thi hành kỷ luật của ủy ban hoặc xây dựng báo cáo, tờ trình đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm;

Có thể bạn quan tâm  Tặng cho xe ô tô có được miễn thuế không năm 2023?

Báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực ủy ban ký, ban hành.

-Thành viên ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố quyết định kỷ luật theo thẩm quyền hoặc ủy ban ủy quyền cho tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật đến đối tượng vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Đảng viên xem bói có bị xử lý kỷ luật không?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng thuê rừng, Chi phí đổi tên giấy khai sinh, hoặc vấn đề về mang thai hộ có vi phạm pháp luật không…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xem bói có phải là hành vi bị cấm không?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm về quy định nếp sống văn hóa, cụ thể ở đây là hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
Như vậy, theo quy định chỉ những người tổ chức hoạt động mê tín dị đoan mới bị coi là hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính. Như vậy, có thể hiểu, người đi xem bói không bị xử phạt.

Thời hạn xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Thời hạn xử lý kỷ luật đảng viên theo điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 quy định như sau:
– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời