Đảng viên có được xăm hình không năm 2023?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi tên Hà, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ, giải đáp như sau: Từ khi là sinh viên năm 3, tôi đã tham gia học lớp cảm tình Đảng để có thể trở thành Tân Đảng viên. Và tôi dự tính sẽ được trở thành Tân Đảng viên khi là sinh viên năm 4 trường Đại học. Tuy nhiên, tôi và các bạn của tôi có đi xăm nhóm một hình nhỏ xinh có ý nghĩa ở đoạn cánh tay. Tôi đang cảm thấy lo lắng và không biết rằng là Đảng viên có được xăm hình không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi “Đảng viên có được xăm hình không?” về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn; mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Quy định số 37-QĐ/TW

Hiểu như thế nào là Đảng viên?

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Đây cũng là tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quy định về nhiệm vụ và vai trò của Đảng viên?

– Nhiệm vụ của Đảng viên

Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành xác định đảng viên có nhiệm vụ:

  • Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng;
  • Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Ngoài ra, trong tình hình mới, người Đảng viên còn có nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quan trọng hơn, Đảng viên còn có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân năm 2023

– Vai trò của Đảng viên

Đảng viên có những vai trò sau đối với Đảng và với Tổ quốc:

  • Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
  • Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
  • Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.
  • Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối và chủ trương của Đảng.

Đảng viên có được xăm hình không?

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang quy định những điều Đảng viên không được làm tại Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021. Theo đó, 19 điều Đảng viên không được làm gồm:

  • Nói, viết, làm trái/không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định, Quy chế, Quyết định của Đảng, pháp luật không cho phép.
  • Không thực hiện nguyên tắc của Đảng, tự ứng cử, đề cử chức danh… khi chưa được tổ chức Đảng cho phép.
  • Xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không nêu gương, cơ hội, vụ lợi, độc đoán, quan liêu, xa rời quần chúng…
  • Để lộ, cung cấp, làm mất/viết bài, đăng thông tin, bí mật Đảng, Nhà nước, những điều không được công bố, tàng trữ, tuyên truyền, phát tán, xúi giục người khác… trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Viết bài/cung cấp tài liệu để người khác viết, đăng tải bài viết sai sự thật mà không cải chính; sáng tác, sản xuất, phát tán tác phẩm không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục, mang tính kích động, ảnh hưởng xấu đến xã hội…
  • Tố cáo sai sự thật, cùng ký tên, viết trong đơn tố cáo của người khác, tố cáo giấu tên, mạo tên; gửi/phát tán đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết; đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, khiếu nại; xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
  • Tham gia, tổ chức hội trái luật; biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh.
  • Tổ chức, xúi giục, tham gia hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ; đả kích, vu cáo, xúc phạm… cá nhân, tổ chức thông qua việc lợi dụng phản ánh, góp ý.
  • Lập hồ sơ, báo cáo, kê khai lý lịch, tài sản, thu nhập không trung thực; dùng văn bằng, chứng chỉ giả, chuyển tiền, nhập quốc tịch, chuyển tài sản ra nước ngoài; mở tài khoản, mua bán tài sản ở nước ngoài trái luật.
  • Tham mưu, chủ trì ban hành văn bản có nội dung trái luật, trái quy định của Đảng; thực hiện không đúng quy định trong quản lý đầu tưu, xây dựng, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, tài nguyên.
  • Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật; thiếu trách nhiệm khiến xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
  • Có hành vi chạy chức, chạy quyền; bao che, tiếp tay… dưới mọi hình thức để bản thân/người khác được tuyển dụng, bổ nhiệm, đề cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học nước ngoài… trái quy định.
  • Tác động, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, thi hành án…giải quyết khiếu nại… để giảm hình phạt cho người khác.
  • Tham ô, môi giới, nhận hoặc đưa hối lộ, lợi dụng vị trí công tác để thực hiện hành vi hối lộ dưới mọi hình thức; tạo điều kiện cho rửa tiền, vay tiền trái quy định.
  • Nhận, tặng quà dưới mọi hình thức để tác động người khác đưa ra quyết định sai, có lợi cho bản thân/người khác.
  • Không tiết kiệm, gây lãnh phí trong việc sử dụng tài sản công; mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản công trái luật.
  • Để người thân của mình, bản thân, người khác đi du lịch, chữa bệnh, học tập bằng nguồn tài trợ có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.
  • Đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức; dùng ma tuý; uống rượu, bia không đúng quy định và các tệ nạn xã hội khác; cưới xin, ma chay xa hoa, lãng phí hoặc vì vụ lợi…
  • Mê tín, dị đoan…
Có thể bạn quan tâm  Thủ tục thay đổi con dấu công ty năm 2022

Như Luật sư Hải Phòng đã trình bày, hiện nay không có quy định cấm Đảng viên xăm hình. Do đó, để xem xét Đảng viên có được xăm hình hay không thì cần xem xét quy chế, điều lệ, quy định của cơ quan, tổ chức nơi làm việc, cư trú.

Đảng viên có được xăm hình không?
Đảng viên có được xăm hình không?

Người xăm hình có được kết nạp Đảng không?

Về điều kiện được kết nạp Đảng, Điều 1 Điều lệ Đảng và Hướng dẫn số 01-HD/TW có quy định gồm các điều kiện sau đây:

– Tuổi đời: Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng người trên 60 tuổi chỉ được kết nạp nếu có sức khoẻ và uy tín, đang công tác hoặc ở tại nơi chưa có tổ chức đảng, chưa có Đảng viên hoặc vì yêu cầu đặc biệt, cũng đã được đồng ý bằng văn bản của Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương.

– Trình độ học vấn:

+ Tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học: Sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, ngư dân thường xuyên ngoài biển, đảo.

+ ÍT nhất biết đọc, viết chữ quốc ngữ, được đồng ý bằng văn bản: Người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn…

– Phẩm chất: Là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, có đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện kỷ luật nghiêm chỉnh; chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các văn bản của Đảng và pháp luật Nhà nước…

Căn cứ quy định trên, có thể thấy cũng không có quy định nào cấm người xăm hình không được kết nạp vào Đảng. Do đó, người xăm hình mà đáp ứng các điều kiện được kết nạp vào Đảng thì hoàn toàn được xem xét, quyết định kết nạp thành Đảng viên.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đảng viên có được xăm hình không?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Trích lục Khai tử. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu Đảng viên là gì là việc kỷ luật Đảng viên. Theo khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng, các hình thức kỷ luật Đảng viên gồm:
Điều 35.
2. Hình thức kỷ luật:
– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, so với Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị không bị cách chức (nếu có chức vụ) và khai trừ khỏi Đảng mà chỉ có hình thức kỷ luật khiển trách và cảnh cáo.
Khi Đảng viên bị kỷ luật thì trước hết Đảng viên vi phạm phải làm kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật tương ứng với vi phạm của mình. Sau đó, tổ chức Đảng sẽ nghe Đảng viên vi phạm trinh bày ý kiến trước khi đưa ra quyết định kỷ luật tương ứng với Đảng viên đó.
Đặc biệt, ngay sau khi công bố quyết định, việc kỷ luật Đảng viên sẽ có hiệu lực ngay. Khi không đồng ý, Đảng viên có thể khiếu nại trong thời gian một tháng kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất tại Hải Phòng năm 2023
Điều kiện, tiêu chuẩn của Đảng viên là gì?

Không phải đối tượng nào cũng được kết nạp vào Đảng bởi những yêu cầu và tiêu chuẩn, điều kiện khá nghiêm khắc. Điều lệ Đảng nêu rõ, tiêu chuẩn của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:
– Tuổi đời: Để trở thành Đảng viên, quần chúng cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi từ đủ 18 – 60 tuổi. Riêng những đối tượng trên 60 tuổi nếu muốn được kết nạp Đảng thì phải đáp ứng các điều kiện về sức khoẻ, uy tín, nơi công tác, cư trú…
– Trình độ học vấn:
Phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng đặc biệt khác gồm: Người sống ở miền núi, hải đảo… có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì chỉ cần tốt nghiệp tiểu học;
Già làng, trưởng bản… thì chỉ cần biết đọc, viết chữ quốc ngữ, có văn bản đồng ý trước khi ra quyết định kết nạp.
– Là người ưu tú, được tín nhiệm: Đây là điều kiện quan trọng theo định nghĩa Đảng viên đã nêu ở trên.
– Thực hiện cương lĩnh, Điều lệ Đảng một cách nghiêm túc, tự nguyện…
– Lý lịch: Người kết nạp vào Đảng phải có lý lịch rõ ràng, trong sáng. Đồng thời, người thân gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng. vợ/chồng, con đẻ của người muốn vào Đảng cũng sẽ phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch khắt khe.
– Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu: Điều kiện về Đảng viên chính thức là phải cùng lao động, học tập, công tác cùng nhau ít nhất 12 tháng trong cùng một đơn vị và người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình về người kết nạp vào Đảng.
– Dự bị 12 tháng: Sau khi được kết nạp, trước khi được chuyển sang Đảng viên chính thức, người vào Đảng phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng này, người được kết nạp vẫn phải tiếp tục rèn luyện, không ngừng phấn đấu, cố gắng để tự hoàn thiện bản thân theo các tiêu chuẩn cần có của Đảng viên.

Đảng viên được xoá kỷ luật sau khi bị cảnh cáo bao lâu?

Khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng nêu rõ:
Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định
Theo đó, Điều 16 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 nêu rõ, quyết định cảnh cáo Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật.
Chi bộ sẽ ban hành quyết định kỷ luật và giao cho Đảng viên bị kỷ luật cũng như báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ trong vòng 1 ngày. Đặc biệt, khoản 10 Điều 16 Quy định 22 nêu rõ:
10. Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Theo quy định này, một năm sau khi công bố quyết định kỷ luật/quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (Trừ quyết định khai trừ Đảng viên), nếu không có khiếu nại, không tái phạm, không vi phạm mới để bị kỷ luật thì quyết định kỷ luật sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Đây cũng là quy định được Ban Chính trị nêu tại khoản 5 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên:
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Nếu Đảng viên bị cảnh cáo thì sau 01 năm (12 tháng) sẽ được xoá kỷ luật nếu không khiếu nại, không tái phạm cũng không vi phạm mới đến mức độ bị kỷ luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan