Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hương Loan, xóm tôi hôm qua có một anh tự chế máy kích điên nhỏ để đánh bắt cá ở ao trong xã vào buổi đêm nên đã bị công an xã lập biên bản và xử phạt. Được biết hành vi sử dụng kích điện để bắt cá sẽ nhanh chóng nhưng nó gây ra nhiều hậu quả về nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, tôi không biết mức phạt hành vi dùng kích điện để đánh bắt cá là bao nhiêu? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là gì?

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Luật Thuỷ sản 2017:

“Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.”

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thủy sản.

Dùng kích điện để đánh bắt cá thì có bị phạt không?

Căn cứ theo khoản 7 điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau :

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản

1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.

2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.

3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.

4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.

5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.

6. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.

7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.

8. Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.

Có thể bạn quan tâm  Đảng viên có được xăm hình không năm 2023?

9. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.

10. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.

11. Sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản.

12. Phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xả chất thải không đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

13. Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.

Như vậy hành vi đánh cá bằng kích điện là hành vi cấm do đó hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính.

Cấu thành tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản với hành vi dùng kích điện để bắt cá

Căn cứ điều 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản:

Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản xâm phạm đến chế độ quản lý; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Sử dụng chất độc; chất nổ; các hóa chất khác; dùng điện hoặc các phương tiện; ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
  • Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm; trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
  • Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo  quy định của Chính phủ).
  • Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Về hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là:

  • Thiệt hại về tính mạng: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).
  • Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).
  • Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản; làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).
  • Gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm  Tham nhũng bao nhiêu thì bị truy tố theo pháp luật hiện hành?

Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng; nếu thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nêu trên mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?
Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?

Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Như vậy, người đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và tịch thu công cụ xung điện, kích điện. Đối với tổ chức, khi thực hiện hành vi đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện sẽ bị phạt từ 6 triệu đến 10 triệu đồng. (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP)

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản dẫn đến các trường hợp sau đây:

– Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng 

– Thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng 

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015;

– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như quy định nêu trên, đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện dẫn đến trường hợp trên bị xem là phá hoại nguồn lợi thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư Hải Phòng về vấn đề “Dùng kích điện để đánh bắt cá thì bị xử phạt như thế nào?”.

Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ về dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục xin trích lục giấy đăng ký kết hôn năm 2023 như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Bị xử phạt như thế nào khi sử dụng kích điện để đánh bắt cá lần thứ 2?

Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Sửa đổi Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015) quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
– Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
– Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này.

Hoạt động thuỷ sản dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo điều 5 Luật thuỷ sản 2017: các nguyên tắc hoạt động thuỷ sản bao gồm:
Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Khai thác nguồn lợi thủy sản phải gắn với bảo vệ; tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản.
Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thẩm quyền giải quyết vi phạm hành chính về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản?

Điểm b, d, đ Khoản 1 Điều 102 Luật Thủy sản quy định:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
b) Chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn; tổ chức sản xuất khai thác thủy sản;
d) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý trong hoạt động thủy sản theo phân công, phân cấp;
đ) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền;”.
Theo Điểm a, b Khoản 2 Điều 102 Luật Thủy sản:
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nội dung, biện pháp quản lý trong hoạt động thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời