Ly hôn cần những thủ tục gì theo quy định?

Ngày nay nhiều cặp vợ chồng chọn giải pháp ly hôn khi mà hôn nhân của họ không mang lại hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng không đươc vui vẻ. Hoặc do sự phản bội của đối phương mà buộc vợ hoặc chồng phải quyết định ly hôn. Vậy ly hôn cần những thủ tục gì? Trình tự ly hôn như nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thắc mắc quy trình, thủ tục ly hôn.

Ly hôn cần những thủ tục gì
Ly hôn cần những thủ tục gì

Thủ tục, trình tự giải quyết ly hôn như sau:

Thụ lý yêu cầu ly hôn

Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo Điều 195 Thụ lý vụ án, Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Sau khi nhận đơn xin ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Có thể bạn quan tâm  Ai được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH năm 2023?

 Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải, Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật dân sự hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Xét xử ly hôn

Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng làm đơn ly hôn và yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Có thể bạn quan tâm  Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi ly hôn đơn phương được hiểu như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Kết thúc hôn nhân

 Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

 Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Kết Luận

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về “Ly hôn cần những thủ tục gì?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục mua bán xe máy không chính chủ như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí Tòa án giải quyết ly hôn là bao nhiêu?

Lệ phí lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm hai trường hợp chính là có giá ngạch và không có giá ngạch.
– Lệ phí ly hôn không có giá ngạch: 300.000vnđ
– Lệ phí ly hôn có giá ngạch:
+ Từ 6.000.000vnđ trở xuống: 300.000vnđ.
+ Từ 6.000.000vnđ đến 400.000.000vnđ: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
+ Từ 400.000.000vnđ đến 800.000.000vnđ: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
+ Từ 800.000.000vnđ đến 2.000.000.000vnđ: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Hồ sơ ly hôn cần những gì?

Hồ sơ ly hôn chung gồm có:
– Giấy đăng ký kết hôn bản gốc. Trường hợp mất bản gốc thì có thể trích lục lại bản sao có dấu đỏ tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi trước đây vợ chồng đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
– Chứng minh dân của 2 vợ chồng.( Bản sao y công chứng.)
– Sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng. ( Bản sao y công chứng.) Trường hợp vợ chồng không chung khẩu thì phải chuẩn bị cả hai hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con. (Bản sao y công chứng.) Trường hợp giấy khai sinh bị thất lạc thì có thể trích lục tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi cấp giấy khai sinh.
– Đơn yêu cầu ly hôn: Có thể mua tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết hoặc tự soạn đơn theo mẫu đơn của Tòa án.
– Các giấy tờ xác nhận khác: Ví dụ như giấy xác nhận mâu thuẫn của vợ chồng, xác nhận tạm trú. Các giấy tờ này tùy vào mỗi Tòa án quận huyện khác nhau về yêu cầu về các giấy tờ này cũng có sự khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời