Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Hiện tại, có rất nhiều trường hợp đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi để thực hiện dự án kinh tế của tỉnh thành. Hầu hết mọi người đều biết gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư hay không và Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất thế nào, vẫn có nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật liên quan. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 47/2014/NĐ-CP;
  • Thông tư 37/2014/TT-BTNMT.

Tái định cư là gì?

Theo quy định về việc thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tái định cư có các đặc trưng như sau:

+ Tái định cư là một trong những cách thức thực hiện bồi thường của Nhà nước khi tiến hành thu hồi đất;

+ Tái định cư chỉ được thực hiện khi người bị thu hồi đất không còn đất để ở phải di chuyển đến nơi khác;

+ Tái định cư thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, đảm bảo chính sách an sinh xã hội.

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát. Tái định cư là là việc Nhà nước Nhà nước bố trí; sắp xếp chỗ ở mới cho những người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.

Nhà nước quyết định thu hồi đất từ người dân như thế nào?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Nhà nước quyết định thu hồi đất như sau:

Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP; Điều 86 Luật Đất đai 2013. Việc bồi thường tái định cư chỉ được thực hiện khi người sử dụng đất bị thu hồi hết đất ở; hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình; cá nhân không còn đất ở; nhà ở nào khác trong địa bàn xã; phường; thị trấn nơi có đất ở thu hồi. Do đó, đối với các trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ không được bồi thường tái định cư.

Có thể bạn quan tâm  Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian xây dựng như thế nào?

Tuy nhiên,hộ gia đình, cá nhân vẫn có thể tái định cư trên diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất có nhà ở khi nhà nước thu hồi đất bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.

Theo quy định tại khoản 5, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và khoản 1; Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT. Việc tái định cư này chỉ áp dụng đối với trường hợp:

  • Thửa đất có nhà ở bị thu hồi và phần diện tích đất còn lại không bị thu hồi thuộc đất nông nghiệp.
  • Phần diện tích còn lại của thửa đất thu hồi đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi.
  • Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Thực hiện việc hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất thế nào?

Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở. Quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:

  • Hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
  • Trường hợp hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi; số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Như vậy, trường hợp mảnh đất đủ điều kiện để nhà nước hỗ trợ tái định cư thì việc hỗ trợ được thực hiện dựa trên dự án tái định cư do UBND tỉnh; UBND huyện lập và thực hiện trước khi thu hồi đất. Theo đó, trường hợp mà số tiền bồi thường nhỏ hơn giá tiền của 1 suất đất tái định cư tối thiểu thì người bị thu hồi đất được hỗ trợ thêm phần còn thiếu; trường hợp người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở thì được bồi thường về đất; đồng thời nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư; mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.

Có thể bạn quan tâm  Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản 2022?
Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?
Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì tiến hành bồi thường như thế nào?

Tại Điều 74 Luật đất đai 2013 có quy định về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể: việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, hoặc vấn đề liên quan đến Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài…. thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Có thể bạn quan tâm  Thực hiện sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?

Hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất?

Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất thì có được bố trí tái định cư không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này; còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Theo đó, việc có hỗ trợ tái định cư hay không là do địa phương xem xét.

Đất nông nghiệp không giấy tờ khi bị thu hồi có được nhận bồi thường hay không?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về việc bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
– Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.
– Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời