Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng

Hiện nay, thực trạng cho mượn đất vẫn xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, việc cho mượn đất tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại khá cao, có những trường hợp cho mượn đất xong bị đối phương chiếm đoạt sử dụng luôn mảnh đất đó. Chính vì vậy, các cá nhân khi thực hiện giao dịch này cần phải có một hợp đồng để minh chứng và tạo sự an toàn giữa hai bên. Nếu bạn có nhu cầu làm hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng một cách nhanh chóng, đầy đủ và đúng luật. Hãy tham khảo Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng của Luật sư Hải Phòng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hết khả năng của mình, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng cho mượn đất là gì?

Theo pháp luật đất đai hiện hành thì không có quy định về việc cho mượn quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản của người được nhà nước giao cho. Theo đó, họ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc cho mượn đất có thể hiểu là người sử dụng đất đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình và phải tuân theo các quy định về hợp đồng mượn tài sản.

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất

Trong pháp luật dân sự có quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản; cụ thể: “ Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”. Dựa vào quy định này; ta thấy rằng đối tượng của hợp đồng mượn có thể là bất kì tài sản nào không tiêu hao; quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện này.

Cho nên; quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể là đối tượng của hợp đồng mượn. Do đó; giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất là hợp lí và hoàn toàn không trái pháp luật.

Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất là mảnh đất, quyền sử dụng đất; và tất cả các tài sản trên cái mảnh đất đó. Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn; nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao; vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều kiện để cho mượn đất là gì?

Người sử dụng đất muốn thực hiện quyền của mình (trong đó có quyền cho mượn đất) sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hải Phòng nhanh chóng

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 16 Luật đất đai 2013 thì: ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc cho mượn đất sẽ không bắt buộc mảnh đất đó phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tuy nhiên,  sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ là căn cứ hợp pháp để pháp luật công nhận quyền sở hữu đối với mảnh đất của bạn nếu như bạn cho mượn đất của bạn cho người khác trong một thời gian dài trong  khi đất của bạn chưa có sổ đỏ thì việc đòi lại đất của bạn  sau này sẽ có thể sẽ gặp khó khăn.

Vì nếu như mảnh đất của bạn mà sử dụng hợp pháp trong khoảng thời gian dài thì bên đi mượn đất sẽ có thể căn cứ vào yếu tố này để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ (vì họ là người trực tiếp sử dụng đất do bạn đã cho người đó mượn đất). 

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng

Nội dung cơ bản khi soạn thảo hợp đồng cho mượn đất 

Hợp đồng cho mượn đất là văn bản thỏa thuận về việc cho mượn đất. Nội dung trong hợp đồng nêu rõ về quyền, trách nhiệm; nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn. Thời hạn của hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận.

Nội dung cơ bản khi soạn thảo hợp đồng cho mượn đất:

  • Thông tin cá nhân của bên mượn và bên cho mượn (họ tên; địa chỉ;…);
  • Thông tin về tài sản cho mượn: diện tích mảnh đất cho mượn; số thửa; địa chỉ;…
  • Mục đích của việc mượn quyền sử dụng đất: trồng trọt; chăn nuôi;…
  • Ghi rõ thời hạn mượn là bao lâu; hoặc thời hạn chấm dứt khi đã đạt được mục đích sau khi mượn đất;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn;
  • Các nội dung khác các bên có quyền tự thỏa thuận.

Một số lưu ý khi ký hợp đồng mượn đất

  • Bên mượn đất cần phải thực hiện việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đã được phê duyệt và có hiệu lực thi hành;
  • Việc sử dụng đất cũng phải đảm bảo đúng mục đích sử dụng, đúng ranh giới, đúng quy định về độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,
  • Khi sử dụng đất phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

Mẫu hợp đồng cho mượn đất mới

Quyền và lợi ích giữa các bên trong hợp đồng cho mượn đất

Bộ luật dân sự 2015 quy định chung về quyền và nghĩa vụ chung của bên mượn và bên cho mượn tài sản. Do đó, việc thỏa thuận giữa các bên mang yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định theo bộ luật dân sự 2015 như sau:

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Hải Phòng

Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

+ Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

+ Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

+ Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

+ Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

+ Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Quyền của bên mượn tài sản

+ Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

+ Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

+ Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng

Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

+ Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

+ Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Quyền của bên cho mượn tài sản

+ Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

+ Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư Hải Phòng

Luật sư Hải Phòng chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục liên quan đến nhà đất theo quy định của pháp luật một cách nhanh và chính xác nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc làm thủ tục cho mượn đất; đặc biệt là vấn đề soạn thảo hợp đồng cho mượn đất. Hãy sử dụng dịch vụ tư vấn; soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư Hải Phòng.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn nội dung, hình thức hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng cho mượn đất
  • Rà soát, đại diện khách hàng soạn thảo hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn điều kiện để được mượn đất
  • Tư vấn thời hiệu có hiệu lực của hợp đồng mượn đất
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mượn đất
  • Tư vấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến hợp đồng mượn tài sản.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư Hải Phòng?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo tại Hải Phòng nhanh chóng, trọn gói

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Hải Phòng có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Hải Phòng sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất tại Hải Phòng” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng thuê rừng, Lỗi bật đèn pha xe máy phạt bao nhiêu tiền…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải lập hợp đồng cho mượn đất?

Hợp đồng cho mượn đất là bản thỏa thuận về việc cho mượn đất. Nội dung hợp đồng nêu rõ về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn. Thời hạn hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Thứ nhất, hợp đồng cho mượn đất là 1 trong những giấy tờ cần phải có.
Thứ hai, tầm quan trọng của việc soạn thảo hợp đồng cho mượn đất xuất phát từ thực tiễn.
Hiện nay hoạt động mượn đất rất phức tạp; nhu cầu thuê đất lại ngày càng nâng cao. Nếu không phải người có chuyên môn thì rất dễ bị lợi dụng; và dễ bị xâm phạm về quyền và lợi ích khi ký kết hợp mượn thuê đất.
Trước khi ký hợp đồng nên tham khảo kĩ các thông tin trên báo, đài, internet,…, qua đó cảnh giác với những mánh khóe lừa đảo của những kẻ xấu lợi dụng và phải cẩn thận trong khâu soạn thảo hợp đồng cho mượn đất. Và nếu không chắc chắn hãy liên hệ với luật sư X để được hỗ trợ một cách nhanh và chính xác nhất.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa bên cho mượn và bên mượn đất?

Pháp luật rất tôn trọng sự thỏa thuận của các bên vì vậy Tất cả các tranh chấp về hợp đồng cho mượn đất thì sẽ giải quyết tại cơ quan mà 2 bên đã lựa chọn ghi trong hợp đồng. Nếu nếu hợp đồng không có thì một trong các bên sẽ gửi đơn kiện và sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Hợp đồng mượn đất có phải lập thành văn bản không?

Hợp đồng mượn đất phải được lập thành văn bản. trong hợp đồng quy định các điều khoản nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời