Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng

Hiện nay, vấn đề ủy thác mua bán hàng hóa không phải hoạt động hiếm gặp. Tuy vậy, nhưng có nhiều người nghe đến thuật ngữ này đều cảm thấy xa lạ và chưa hiểu rõ về nó. Khi thực hiện hoạt động ủy thác thì hai bên (bên ủy thác và bên nhận ủy thác) cần kí kết một hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một thủ tục pháp lý đảm bảo về vấn đề mua bán hàng hóa giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Vậy, hợp đồng thuê ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Cách soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hoàn tất hợp đồng? Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hãy tham khảo Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng nhanh chóng và trọn gói, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hết khả năng của mình. Hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại năm 2005
  • Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là gì?

Điều 155 Luật Thương mại năm 2005 quy định về ủy thác mua bán hàng hóa như sau:

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa.

  • Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
  • Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở của hợp dồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

Đặc điểm của Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

– Trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.

Theo quy định cảu Điều 161 LTM 2005, thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác thức mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau. Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và bên này không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.

Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm: việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác.

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có điểm giống với hợp đồng đại diện cho thương nhân. Đó là bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cũng được bên ủy thác ủy quyền thực hiện hoạt động thương mại thế nhưng hoạt động thương mại này lại được giới hạn trong phạm vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa cụ thể nào đó với bên thứ ba.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi như thế nào năm 2022?

Đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng

Bước 1: Soạn một bản hợp đồng ghi nhận quốc ngữ, tiêu ngữ, tên hợp đồng đặt cọc mua nhà. Ghi nhận thời gian lập bản hợp đồng. Ghi các căn cứ pháp lý áp dụng trong bản hợp đồng

Bước 2: Ghi nhận thông tin cá nhân cơ bản của các bên trong hợp đồng như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, số điện thoại, chức vụ, …

Bước 3: Xác định những vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, cụ thể:

– Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ những điều kiện về hàng hóa như sau: Tên hàng hóa; Số lượng; Chất lượng; Cách thức đóng gói, bảo quản; Tiêu chuẩn kỹ thuật…

– Thù lao ủy thác, phương thức (tiền mặt/chuyển khoản) và thời hạn thanh toán: Các bên thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này.

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: Các bên tự thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác (bên A có thể thoả thuận với bên B về việc thanh toán tại thời điểm nhận hàng hóa hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa); địa điểm thực hiện và phương thức giao nhận hàng hóa.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác.

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (ghi rõ Tiền lãi do chậm thanh toán tiền thù lao ủy thác, Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm hợp đồng)

– Chi phí khác: Các bên thoả thuận nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng.

– Phương thức giải quyết tranh chấp: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai Bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các Bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Thỏa thuận khác do các bên thỏa thuận phải không trái luật và không trái đạo đức xã hội.

Bước 4: Các bên cùng nhau ký tên.

Tải xuống hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng

Sau đây là mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa năm 2022. Mời bạn đọc xem trước mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mới năm 2022, và tải xuống mẫu hợp đồng này tại đây.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và nhận ủy thác

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác

Các bên khi giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có quyền thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác. Trường hợp không có thỏa thuận, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác như sau:

Quyền của bên ủy thác

Căn cứ điều 162 luật thương mại 2005, quyền của bên ủy thác được quy định như sau:

+ Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật.

Trừ trường hợp liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Nghĩa vụ của bên ủy thác

Căn cứ điều 163 luật thương mại 2005, nghĩa vụ của bên ủy thác được quy định như sau:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

+ Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

Cũng giống như quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, các bên cũng có quyền thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của bên nhận ủy thác trong quá trình ký kết hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, sẽ tuân theo những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác như sau.

Quyền của bên nhận ủy thác

Điều 164 luật thương mại 2005 quy định về quyền của bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác như sau:

+ Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch tại Hải Phòng năm 2023

+ Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

Điều 165 luật thương mại 2005, quy địn về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác như sau:

+ Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

+ Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

+ Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

+ Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Quy định hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thế nào?

Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thì hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Việc ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản.

– Lệnh uỷ thác giao dịch được thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch. Lệnh ủy thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được do các bên thoả thuận.

– Thành viên kinh doanh chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng sau khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch.

– Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của khách hàng về việc điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh sẽ điều chỉnh hoặc huỷ lệnh giao dịch tương ứng cho khách hàng đó trong trường hợp chưa khớp lệnh.

– Thành viên kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng uỷ thác giao dịch, các lệnh uỷ thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng

Hiện nay, thuật ngữ “ủy thác mua bán hàng hóa” còn khá xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Luật sư Hải Phòng về vấn đề hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa: Soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần những thông tin gì? Vấn đề này được rất nhiều người quan tâm đến. Luật sư Hải Phòng là đơn vị chuyên nghiệp giải quyết tất cả những nguyện vọng về tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại mọi địa phương trên phạm vi toàn quốc. Tại đây bạn sẽ được giải quyết tất cả những thắc mắc liên quan đến việc soạn thảo hợp đồng ủy thác nhanh chóng và chính xác nhất. Luật sư Hải Phòng với đội ngũ Luật Sư có nhiều năm kinh nghiệm trong hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng và xử lý các vấn đề liên quan, chúng tôi cam kết sẽ đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Luật sư Hải Phòng.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng. Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện:

  • Tư vấn về hồ sơ, thông tin, thủ tục, thời gian cần thiết nhất cho việc soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ ủy thác mua bán hàng hóa; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Tư vấn khách hàng về cách soạn thảo đúng và chuẩn nhất.
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ vấn đề ủy thác.
  • Đại diện quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa của Luật sư Hải Phòng?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình tại Hải Phòng năm 2022

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Hải Phòng có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Hải Phòng sẽ bảo mật 100%.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng thuê ủy thác mua bán hàng hóa tại Hải Phòng” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Chuyển khẩu theo nhà chồng, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà, Đăng ký khai sinh cha mẹ đã chết, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân có thể là bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa không?

Điều 156 Luật Thương mại 2005 quy định về bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa như sau:
Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
Mà theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Do đó bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá có thể là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Bên nhận uỷ thác có được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa không?

Điều 160 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.
Căn cứ quy định trên thì bên nhận ủy thác theo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký. Trong trường hợp bên nhận ủy thác được bên ủy thác chấp thuận bằng văn bản thì bên nhận ủy thác được phép uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký.

Phương thức bảo đảm thực hiện giao dịch ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thì phương thức bảo đảm thực hiện giao dịch ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
– Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện các giao dịch mà khách hàng đã uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa.
– Hình thức ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ khác theo thoả thuận giữa thành viên kinh doanh và khách hàng.
– Mức ký quỹ được xác định cụ thể theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Mức ký quỹ này phải được duy trì bằng hình thức ký quỹ bổ sung theo từng ngày giao dịch để đảm bảo mức ký quỹ mà các bên thỏa thuận.
– Trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng của khách hàng trong trường hợp khách hàng đó không bổ sung tiền ký quỹ quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
– Trong trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời