Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất hay không?

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc trong việc nộp tiền sử dụng đất, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể bố tôi được công nhận là thương binh loại 2, mất sức lao động là 81% phục vụ trong kháng chiến. Thời gian trước, gia đình tôi có thuộc diện thu hồi đất và được cấp đất tái định cư, và từ trước đến nay bố tôi chưa nhận quyền lợi hay xin cấp đất, miễn giảm tiền sử dụng đất… Tôi thắc mắc rằng thương binh có được miễn tiền sử dụng đất hay không? Đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng bao gồm những đối tượng nào? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020
  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 131/2021/NĐ-CP

Điều kiện được công nhận là thương binh là gì?

Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 nêu rõ, thương binh là một trong các đối tượng người có công với cách mạng.

Trong đó, thương binh bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước 31/12/1993 và người hưởng chính sách như thương binh.

Căn cứ tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh gồm:

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội, công an bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên được xem là thương binh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh quốc gia.

+ Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng hoặc tiếp giáp, địa bàn có chiến sự.

+ Trực tiếp đấu tranh chính trị hoặc binh vận có tổ chức với địch.

+ Bị địch bắt, tra tấn nhưng không khuất phục, kiên quyết đấu tranh và có thương tích thực thể.

+ Làm nghĩa vụ quốc tế.

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm hoặc trực tiếp hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

+ Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh tại biên giới, trên biển, hải đảo đặc biệt khó khăn mà bị tai nạn.

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm.

+ Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm  Luật giao dịch điện tử (sửa đổi 2023) có điểm gì nổi bật?

– Không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội hoặc chiến sĩ trong công an bị tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc trường hợp trên: Được công nhận là người hưởng chính sách như thương binh.

– Thương binh loại B: Quân nhân, công an có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên khi tập luyện, công tác đã được công nhận trước 31/12/1993.

Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất hay không?

Căn cứ tại Điều 104 Nghị định 131/2021/NĐ-CP và Điều 105 Nghị định 131/2021/NĐ-CP về chế độ ưu đất về đất đối với thương binh như sau:

Chế độ miễn tiền sử dụng đất

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:

Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất hay không?

d) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

Chế độ giảm tiền sử dụng đất

Giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:

1. Giảm 90% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau: Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%.

2. Giảm 80% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau: Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.

3. Giảm 70% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:

a) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 40%.

Như vậy, tuỳ vào từng tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng như đối tượng thương binh khác nhau để được hưởng chế độ miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm  Phạt nguội có hiệu lực bao lâu theo quy định pháp luật?

Đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng bao gồm những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Theo đó, nếu bố bạn được công nhận thương binh trước ngày 31 tháng 12 năm 1993 thì thuộc đối tượng người có công với cách mạng, khi đó ba bạn sẽ được hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “ Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm  Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu năm 2022?

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước khi nào?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi:
Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng.
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất có nguồn gốc không phải là đất được Nhà nước giao, cho thuê).

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng trong trường hợp nào?

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai;
Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai;
Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật Đất đai.
Theo đó nếu người được giao đất thuộc một trong các trường hợp quy định như trên thì sẽ không phải thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất.
Khi người sử dụng đất thuộc 05 trường hợp trên có đơn xin giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giao đất cho các đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tính tiền sử dụng đất là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về căn cứ tính tiền sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau:
1. Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.
2. Mục đích sử dụng đất.
3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan