Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Hà Trang, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Ở Quãng Ngãi, bố mẹ tôi có 01 lô đất khá rộng. Tháng trước, bố mẹ tôi có quyết định là chia mảnh đất đó thành 2 mảnh nhỏ để chia cho 2 chị em tôi. Tôi đang có ý định xây nhà vào tháng 5 năm nay, tuy nhiên sợ diện tích thực lại bị lệch so với diện tích đất trong sổ đỏ. Vậy nên, tôi muốn lên Văn phòng đăng ký đất đai để nhờ họ đo đạc đất lại. Nhưng vì không biết nhiều về pháp luật liên quan nên tôi không biết về trình tự thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào? Rất mong được Luật sư cung cấp thông tin về vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề “Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?“, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 25/2014/TT- BTNMT
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Đo đạc đất đai là gì?

Đo đạc đất đai là việc cán bộ đo đạc sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai hoặc để người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính.

Quy định về đo đạc đất đai gồm nội dung gì?

Quy định về đo vẽ ranh giới thửa đất khi cấp giấy chứng nhận

Ranh giới thửa đất được hiểu là đường phân định quyền và nghĩa vụ của chủ đất; là căn cứ để lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và xác định sự ngăn cách giữa các thửa đất khác nhau khi tiến hành cấp giấy chứng nhận. Việc tiến hành xác định ranh giới thửa đất, cách đo vẽ ranh giới thửa đất phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Cụ thể, tại điều 11, 12 thông tư 25/2014/TT- BTNMT quy định chi tiết về nguyên tắc chung khi xác định ranh giới thửa đất và nguyên tắc đo vẽ ranh giới, thể hiện trên bản đồ địa chính.

Quy định chung về việc đo vẽ ranh giới thửa đất

Một là, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

Hai là, ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm  Đi làm căn cước công dân cần mang những gì theo quy định 2022?

Nguyên tắc đo vẽ ranh giới thửa đất trên thực địa

Một là, việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.

Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.

Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.

Hai là, sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền đo đạc địa chính của địa chính xã không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tách thửa như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

[…] 2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. […]”

Mặt khác, căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ địa chính xã như sau:

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp đình công bất hợp pháp theo quy định mới

“Điều 2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã

[…] 4. Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

[…] b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; […]”

Theo quy định trên, trách nhiệm đo đạc địa chính là do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị tách thửa.

Đối với cán bộ đại chính xã có nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính trên địa bàn.

Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?
Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?

Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai. Điều 72a Nghị định này quy định về thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp “sổ đỏ” như sau:

Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai.

– Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.

– Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.

– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của UBND cấp tỉnh.

Thành phần hồ sơ: Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất:

– Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của Văn phòng đăng ký đất đai);

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.

Nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích lý do.

Tổ chức đo đạc

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của UBND cấp xã tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế.

Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định.

Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới

Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục nhờ địa chính đo đất như thế nào năm 2023?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên căn cước công dân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở tại Hải Phòng năm 2023

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Việc lập hồ sơ địa chính được quy định như thế nào?

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

Nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm những gì?

Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
Khung bản đồ;
Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

Lệ phí đo đạc địa chính là bao nhiêu tiền?

Việc các địa phương trên cả nước quyết định thu phí, lệ phí; phạm vi, đối tượng thu, đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí  do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhưng cần có sự tham khảo các địa phương khác để đảm bảo sự tương đồng giữa các địa phương và đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Về mức phí thu đo đạc địa chính theo Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; lập hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh Bắc Ninh ban hành ngày 28/06/2018 thì chi phí đo đạc địa chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời