Đi tù về có mất quyền công dân không theo quy định 2022?

Hiện nay, số người phạm tội xong bị kết án phạt tù ngày càng nhiều, đồng thời số lượng hồ sơ thi hành án tại Tòa án ngày càng gia tăng. Vậy nên, vấn đề xoay quanh về người chấp hành án tù đang được quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều câu hỏi thắc mắc được gửi đến Luật sư Hải Phòng liên quan đến người phạm tội chấp hành án phạt tù. Những câu hỏi được đặt ra như sau: Người đi tù về có mất quyền công dân không? Việc ở tù có thể bị tước và hạn chế những quyền công dân gì? Mời bạn theo dõi bài viết “Đi tù về có mất quyền công dân không?” của chúng tôi, Luật sư Hải Phòng sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề nêu trên ngay sau đây.

Quyền công dân là gì?

Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.

Quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.

Quyền công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.

Đi tù về có mất quyền công dân không?

Căn cứ Điều 14 Hiến pháp 2013, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, kể cả với những người vừa chấp hành hình phạt tù, họ vẫn có đầy đủ quyền công dân, trừ trường hợp như tôi đã nói trên.

Cụ thể, theo quy định của Bộ luật hình sự, đối với người bị áp dụng hình phạt tù, tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người này có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung, theo đó, hạn chế một số quyền công dân. Cụ thể, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú hoặc phải chịu quản chế của địa phương. Bên cạnh đó, đối với những cá nhân bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể bị tước một số quyền công dân sau theo quy định của Điều 44 BLHS năm 2015:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Chỉ khi người phạm tội bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định mới bị tước một hoặc một số quyền công dân trong thời gian từ 01 – 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục sang tên sổ đỏ sau khi ly hôn tại Hải Phòng năm 2023

Ở tù có thể bị tước những quyền gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác… sẽ bị tước một hoặc một số quyền công dân từ 01 – 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Quy định cụ thể về tước các quyền này được nêu tại Luật thi hành án Hình sự 2019. Cụ thể:

Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước

Theo Điều 126 thì trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước

Quy định tại Điều 127, trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.

Nếu người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.

Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân

Căn cứ Điều 128, trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.

Đi tù bị hạn chế những quyền công dân nào?

Theo Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015, công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Ngoài ra, người đi tù bị hạn chế nhiều quyền lợi khác như:

Hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú​

Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, khi bị phạt tù, người phải chấp hành án phạt này đương nhiên bị hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú.

Có thể bạn quan tâm  Phạt nguội có hiệu lực bao lâu theo quy định pháp luật?

Không được thành lập, quản lý doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, người bị phạt tù bị hạn chế nhiều quyền trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:- 

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù… không được thành lập doanh nghiệp (Điều 17);

– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;- Trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty (Điều 53);

– Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách nếu đang chấp hành án phạt tù (Điều 185)…

Đi tù về có mất quyền công dân không?
Đi tù về có mất quyền công dân không?

Bị hạn chế quyền lao động

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Bị tước quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân

Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định, những người sau đây không được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân:

– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.Như vậy, đang ngồi tù bị hạn chế quyền này.

Không được thi công chức, có thể bị “đuổi” khỏi công chức

 Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích thì không được đăng ký dự tuyển công chức.

Như vậy người bị kết án mà chưa hết thời gian được xóa án tích thì không được thi tuyển công chức.

Ngoài ra, Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019 cũng quy định, tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác,…

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài năm 2022

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Đi tù về có mất quyền công dân không?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng thuê rừng, Chi phí đổi tên giấy khai sinh, Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào bị tước quyền công dân?

Theo quy định, tước quyền công dân chỉ là hình phạt bổ sung sau khi đã có hình phạt chính. Thời hạn tước quyền công dân từ 01 tới 05 năm và thường được áp dụng đối với các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như tội gián điệp, tội phản bội tổ quốc, bạo loạn, khủng bố…

Được hưởng án treo thì có bị tước quyền công dân không?

 Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định nhưng được hưởng án treo thì vẫn bị tước một hoặc một số quyền công dân nêu trên.

Quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong trường hợp nào?

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời