Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Xin chào Luật sư. Tôi là Hải Anh, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Sáng nay, tôi vừa đọc được thông tin trên một bài báo như sau: ở tỉnh N, tình trạng giông bão xảy ra với cấp độ mạnh, nhiều cây đổ khiến người đang đi đường bị thiệt hại về tính mạng. Tôi cảm thấy vừa thương xót, vừa thắc mắc rằng không biết với trường hợp cây đổ như vậy có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không? Nếu phải bồi thường thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Điều khoản về bất khả kháng là một trong những điều khoản phổ biến trong hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Theo đó, ta có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là những sự kiện, tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa),… xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Vì vậy, bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng  thì sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại…

Có thể bạn quan tâm  Mẫu đơn đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN năm 2023

Cây đổ làm chết người có phát sinh trách nhiệm bồi thường không?

Hiện nay, khoa học hiện đại ngày càng phát triển, con người đã bắt đầu dự báo được về khả năng xảy ra những hiện tượng tự nhiên. Trong trường hợp mưa bão đã được dự báo từ trước khiến cây đổ làm chết người thì có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không? Khi đó, cần xác định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục hay chưa.

Ví dụ, sau khi có dự báo về tình hình mưa bão trong tuần tới, Đội quản lý cây xanh môi trường đô thị đã tiến hành các biện pháp cắt tỉa cành cây, chặt những cây có nguy cơ gãy đổ, gia cố gốc cây chắc chắn,….Trong trường hợp này, nếu thiệt hại vẫn xảy ra thì sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng. Bởi lẽ, chủ thể có nghĩa vụ đã thực thi mọi biện pháp trong khả năng vẫn không thể tránh được thiệt hại xảy ra. Khi đó, sẽ không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Vậy trường hợp ngược lại, nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý biết trước về khả năng mưa bão có thể xảy ra nhưng chủ quan không tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết để ngăn chặn. Khi đó, sẽ xem xét đến yếu tố lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại và truy cứu trách nhiệm bồi thường.

Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Thế nên, nếu có thiệt hại về người, tài sản… cho người đi đường khi chẳng may cây cối đổ, ngã… thì cá nhân, đơn vị chủ sở hữu, chiếm hữu, được giao chăm sóc cây xanh phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường. Bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, sẽ không phải bồi thường thiệt hại vì:

– Sự kiện bất khả kháng;

– Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Trong đó, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2023 như thế nào?

Do vậy, nếu các đơn vị quản lý cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa các cành cây, buộc cây… nhằm hạn chế tai nạn xảy ra cho người đi đường nhưng do mưa gió cây xanh vẫn đổ, bật gốc… gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường.

Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Mức bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người

Pháp luật dân sự quy định cụ thể các khoản bồi thường do tính mạng bị xâm phạm. Theo đó, trong trường hợp cây đổ làm chết người thì thiệt hại được tính sẽ bao gồm các chi phí sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Cụ thể, thiệt hại sẽ bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
  • Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Chi phí hợp lý cho việc mai táng

Các chi phí này có thể bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.

Cần lưu ý, không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết

Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng.

Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm

Người được nhận khoản tiền này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Có thể bạn quan tâm  Mức xử phạt hành vi xả thải chất thải doanh nghiệp ra môi trường năm 2023

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ sở.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên.

Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn dịch vụ làm Trích lục khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện của sự kiện bất khả kháng là gì?

Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Cứ có thiệt hại trên thực tế thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường?

Không phải cứ có thiệt hại trên thực tế thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường. Bởi trong trường hợp vi phạm do sự kiện bất khả kháng; bên bị ảnh hưởng nếu thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thông báo; hoặc các thỏa thuận khác cho bên kia thì được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại?

04 trường hợp phải bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân, pháp nhân được bồi thường thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo đó, người gây ra thiệt hại phải bồi thường khi xâm phạm đến:
– Tính mạng, sức khỏe;
– Danh dự, nhân phẩm, uy tín;
– Tài sản;
– Quyền và lợi ích hợp pháp khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời