Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Em là Hoàng Hà, là sinh viên năm nhất của một trường Đại học tại TP. Hải Phòng. Em là người ở Bắc Ninh, vì học xa nhà nên em đã ở trọ gần trường được gần một tháng. Lúc bắt đầu vào ở, chủ trọ có đưa cho em một tờ giấy khai báo tạm trú và bảo em lên Công an phường đăng ký tạm trú nhưng vì là lần đầu xa nhà, nên mấy thủ tục hành chính này em không rành. Luật sư có thể cung cấp cho em về vấn đề: Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì? Thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào? Mức phạt khi không đăng ký tạm trú ra sao? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Em xin chân thành cảm ơn. Để tìm hiểu sâu hơn về “Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Điều kiện đăng ký tạm trú tại Hải Phòng

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, điều kiện để đăng ký tạm trú sẽ như sau:

Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú

1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú mới

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú quy định tại điều 27 Luật cư trú 2020. Hiện nay có 2 tường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú.

Thứ nhất, thuộc đối tượng đăng ký thường trú.

Thứ hai, Người đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác nơi đăng ký thường trú dưới 30 ngày.

Những trường hợp này sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lưu trú theo quy định pháp luật.

Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?

Hồ sơ đăng ký tạm trú

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

– Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đăng ký tạm trú;

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất năm 2023

– Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

– 02 Ảnh 3 x 4cm

– Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm

– Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm

Hồ sơ khai báo tạm vắng

Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:

– Chứng minh nhân dân thư;

– Phiếu khai báo tạm vắng;

– Sổ hộ khẩu (bản sao);

Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng tại Hải Phòng

Khi làm giấy tạm trú, tạm vắng tại Hải Phòng thì công dân phải chuẩn bị giấy tờ đầy đủ và đi đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.

Đối với khai báo tạm vắng:

– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú. Bạn đến cơ quan có thẩm quyền nơi bạn đang cư trú để tiến hành nộp hồ sơ và yêu cầu cho khai báo tạm vắng theo đúng trình tự thủ tục nhất định.

– Sau đó, cán bộ tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ đã đủ chưa. Nếu chưa đủ sẽ yêu cầu bạn bổ sung. Nếu đã đủ rồi thì sẽ ngay lúc đó giải quyết yêu cầu của bạn.

– Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ . Trường hợp cần xác minh, thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 35/2014 ngày 09/9/2014).

– Lệ phí khai báo tạm vắng: Không.

Đối với thủ tục đăng ký tạm trú:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi cư trú tạm thời của mình; công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại Luật cư trú năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là UBND cấp xã nơi bạn cư trú trong thời gian tới.

Bước 2: Xử lý yêu cầu

Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người đăng ký tạm trú, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú. Hiện nay sổ tạm trú sắp bị khai tử và thay thể vào đó là được ghi nhận vào hệ thống dữ liệu quản lý dân cư quốc gia.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương. Thông thường không quá 20.000 đồng/lần đăng ký.

Bước 4: Đợi nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú.

Thời giải quyết thủ tục không quá 03 ngày làm việc. Tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Có thể bạn quan tâm  Hành vi chống người làm nhiệm vụ phòng dịch xử phạt ra sao?

Việc đăng ký tạm trú phải được thực hiện trong thời hạn nhất định, kể từ thời điểm chuyển đến địa phương đó sinh sống, làm việc, học tập, công tác. Nếu không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú đúng thời hạn thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Mức phạt khi không đăng ký tạm trú tại Hải Phòng?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Và điều 10, điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“ Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1.Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm

“ Điều 23. Phạt tiền 

[…] 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Như vậy, hành vi trên bị xử phạt hành chính mà cụ thể là phạt tiền (theo quy định tại điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) vì có hành vi không đăng ký tạm trú, mức phạt sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt (khung tiền phạt là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nên mức trung bình của khung tiền phạt là 750.000 đồng).

Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?
Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?

Dịch vụ tư vấn thủ tục làm tạm trú tạm vắng của Luật sư Hải Phòng

Luật sư Hải Phòng chuyên tư vấn thủ tục làm tạm trú, tạm vắng và tiến hành các thủ tục liên quan đến những vấn đề này theo quy định của pháp luật một cách nhanh và chính xác nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc làm thủ tục làm tạm trú, tạm vắng. Hãy sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục làm tạm trú tạm vắng của Luật sư Hải Phòng.

Với đội ngũ tư vấn và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, uy tín, chuyên nghiệp; Luật sư Hải Phòng đã được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật sư Hải Phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách hàng giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý. Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục làm tạm trú tạm vắng của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi sẽ thực hiện:

Có thể bạn quan tâm  Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

– Cung cấp lời khuyên, tư vấn hướng dẫn về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ

– Soạn thảo văn bản, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết

– Trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy tờ, thủ tục hành chính khác

– Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước

– Tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan Nhà nước

– Và hơn hết là có thể thực hiện thủ tục ngoài giờ hành chính

– Hỗ trợ giúp đỡ pháp lý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người già, người nghèo, trẻ vị thành niên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về “Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Có những loại sổ tạm trú nào?

Có 2 loại sổ tạm trú:
Sổ KT3: Còn gọi là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.
Trước đây, sổ KT3 được quy định là sổ tạm trù không xác định thời hạn. Nhưng quy định này đã không còn được áp dụng nữa. Nó cũng chỉ có thời hạn 24 tháng như thông thường.
Sổ KT2: KT2 là sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú. Việc đăng ký tạm trú dài hạn KT2 cũng chỉ tối đa là 24 tháng.

Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt bao nhiêu?

Điều 9 Luật Cư trú 2020 quy định về việc Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú có tính chủ nhật không?

Câu trả lời là không. Cơ quan có thẩm quyền chỉ tiếp nhận hồ sơ vào Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời