Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?

Hiện nay, việc rủ nhau đi xem phim ở rạp diễn ra phổ biến, từ trẻ em đến người lớn đều quan tâm, thích thú với các bộ phim được chiếu tại rạp. Ở các rạp chiếu phim, khi đi mua vé xem phim đều cần phải mang giấy tờ tùy thân để chứng minh độ tuổi. Có nhiều câu hỏi được gửi đến Luật sư Hải Phòng liên quan đến chủ đề này, như: Các mức phân loại phim theo độ tuổi như thế nào? Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+? Thể loại phim nào được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng? Để tìm hiểu sâu hơn về “Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Các mức phân loại phim theo độ tuổi

Các mức phân loại phim theo độ tuổi tại Điều 2 Dự thảo Thông tư như sau:

Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau:

a) Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;

b) Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;

c) Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;

d) Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;

đ) Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;

e) Loại C: Phim không được phép phổ biến.

Tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

Nội dung đánh giá khi phân loại phim theo độ tuổi

* Nguyên tắc đánh giá, phân loại một bộ phim hoặc một nội dung được đánh giá dựa trên cách thể hiện, thời lượng, tần suất, mức độ chi tiết hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim hoặc nội dung đối với khán giả xem phim.

* Các nội dung phân loại: 

Chủ đề, nội dung: Tác động lên việc hình thành các cảm xúc, tư tưởng và thẩm mỹ của từng nhóm khán giả theo độ tuổi, cũng như khả năng hiểu biết và chấp nhận chủ đề, nội dung của bộ phim.

Bạo lực:

  • Hành vi bạo lực được thể hiện trong bộ phim nhằm mục đích lên án, hoặc sau đó có thể đem lại hiệu quả, kết quả tích cực; 
  • Tính hiện thực của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em trong các cảnh bạo lực, bao gồm cả bạo lực tình dục; 
  • Nhịp điệu và âm thanh, lời thoại, mức độ gây cảm giác sợ hãi của hành vi bạo lực; 
  • Khi xem xét phân loại hình ảnh bạo lực, sẽ căn cứ vào mức độ và tính chất bạo lực có yếu tố gia tăng (miêu tả bạo lực như một giải pháp thông thường, gây đau đớn và thương tích, sự nhẫn tâm đối với nạn nhân, khuyến khích thái độ hung hăng, các nhân vật tự sướng trong đau đớn và hoặc sỉ nhục, tôn vinh hoặc phô trương bạo lực, bạo lực vô cớ) 
  • Hoặc yếu tố giảm nhẹ (bạo lực trong bối cảnh lịch sử, bạo lực trong bối cảnh hành động hoặc giả tưởng, bạo lực thiếu chi tiết, bạo lực trông giả tạo hoặc được dàn dựng quá đà, bạo lực hài hước, bạo lực bị lên án hoặc trừng phạt) để tiến hành phân loại.

Khỏa thân, tình dục:

  • Về nguyên tắc, khỏa thân trong bối cảnh không diễn ra hoạt động tình dục có thể được chấp nhận ở mọi cấp độ phân loại, tuy nhiên, tùy vào mức độ của hình ảnh để phân loại.
  • Việc miêu tả hoạt động tình dục bao gồm từ hành động ôm hôn đến hoạt động tình dục không mô phỏng chi tiết. 
  • Khi xem xét phân loại nội dung tình dục, sẽ căn cứ vào mức độ gia tăng (việc miêu tả kéo dài, chi tiết hoặc vô cớ, nhấn mạnh vào khỏa thân và tình dục, nhấn mạnh vào sự thích thú của kẻ tấn công, nhấn mạnh và nỗi đau và sự sợ hãi của nạn nhân) trong phim 
  • Hoặc mức độ giảm nhẹ (miêu tả ngắn gọn, thiếu chi tiết, và có thông điệp giáo dục rõ ràng) của hành vi để tiến hành phân loại. 
Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện bạo lực gia đình năm 2022

Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: Mức độ sử dụng ma túy, các chất kích thích, gây nghiện và mục đích thể hiện trong phim không nhằm mục đích hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị và buôn bán trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi ấy;

Kinh dị: Mức độ gây căng thẳng, kích thích và đe dọa ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và tinh thần người xem là căn cứ để tiến hành phân loại.

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục:

  • Mức độ và cường độ sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục bao gồm cả tiếng lóng, phụ thuộc vào độ mạnh của ngôn ngữ, bối cảnh mà nó được sử dụng cũng như tính nhạy cảm của cộng đồng và văn hóa liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ thô tục; 
  • Ngôn ngữ khó chịu đối với người xem là những từ ngữ tục tĩu gắn với tình dục, tôn giáo hoặc chủng tộc, ngôn ngữ xúc phạm đối với các nhóm thiểu số và những cử chỉ thô lỗ được hiểu theo cách thông thường.

Hình ảnh nguy hiểm dễ bắt chước: Mức độ bắt chước, khuyến khích và kích thích các hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực học đường, sử dụng vũ khí, hành động vi phạm pháp luật sẽ là căn cứ để tiến hành phân loại.

Nội dung khác:

  • Nếu tiêu đề của bộ phim có thể kích động sự phân biệt chủng tộc, hằn thù tôn giáo, hành vi phạm tội hoặc khuyến khích sự quan tâm của người xem đến hoạt động tình dục trái phép; Hoặc sự lạm dụng, bạo lực vô cớ hoặc trái với thuần phong mỹ tục thì Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu thay đổi tiêu đề như một điều kiện để phân loại. 
  • Đối với các phim có nội dung bổ sung (phim kết hợp trò chơi điện tử), định dạng màn hình hoặc bản trình bày trực quan của bộ phim/nội dung gửi đến phân loại cũng là căn cứ để tiến hành thay đổi mức phân loại. 

Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi ban hành kèm Thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL và Điều 2 Dự thảo thông tư Quy định tiêu chí phân loại phim và hướng dẫn thực hiện cảnh báo
và hiển thị mức phân loại phim, theo đó:

Điều 2. Các mức phân loại phim

Loại P: phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;

Loại K: phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;

Loại T13: phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên (13+);

Loại T16: phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên (16+);

Loại T18: phim được phép phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên (18+);

Loại C: phim không được phép phổ biến.

Phim 18+ là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên, đồng nghĩa phim sẽ cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18.

Như vậy, trẻ em chưa đủ 18 tuổi sẽ không được phép xem phim 18+, bao gồm cả phim chiếu rạp.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?
Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?

Loại phim nào được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục Tiêu chí phân loại phim của Thông tư số 12/2015/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm  Quy trình tống đạt văn bản hợp lệ năm 2023 như thế nào?

a) Chủ đề, nội dung

– Chủ đề của phim phù hợp với khán giả ở mọi lứa tuổi;

– Nội dung phim phản ánh những vấn đề của tự nhiên và xã hội mang tính giải trí, giáo dục, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.

b) Bạo lực

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa người khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ và phù hợp với nội dung phim.

c) Khỏa thân, tình dục

– Khỏa thân

Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân phần trên của nam giới, khỏa thân phần trên phía sau của nữ giới không liên quan đến tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

– Tình dục

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

đ) Kinh dị

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ, không gây tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ em.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục

Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên.

Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn dịch vụ soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn,vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp chiếu phim?

Căn cứ vào mức phân loại phim theo độ tuổi tại Điều 2 Dự thảo Thông tư thì trẻ em từ 13 tuổi trở lên sẽ được tự mình vào rạp chiếu phim khi xuất trình được các giấy tờ chứng minh bản thân từ đủ 13 tuổi trở lên.
Đối với trẻ em dưới 13 tuổi sẽ được phép xem các phim thuộc loại K. Tuy nhiên, trẻ em sẽ được vào rạp chiếu phim với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.

Loại phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13?

a) Chủ đề, nội dung
– Chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 13;
– Nội dung phim phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của khán giả ở lứa tuổi dưới 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán.
b) Bạo lực
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành động bạo lực như gây ra đau đớn, thương tích được miêu tả chi tiết, căng thẳng, thời lượng kéo dài, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ vừa phải và phù hợp với nội dung phim.
c) Khỏa thân, tình dục
– Khỏa thân
Không chấp nhận hình ảnh khỏa thân, trừ các trường hợp sau: hình ảnh khỏa thân không trực diện phía trước, phía sau của phụ nữ không liên quan đến tình dục; hình ảnh khỏa thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số.
– Tình dục
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh hoạt động tình dục.
d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ được thể hiện nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.
Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.
đ) Kinh dị
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị gây sợ hãi được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài.
e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục
Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

Có thể bạn quan tâm  Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu tiền?
Loại phim nào cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16 tuổi?

a) Chủ đề, nội dung
– Chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 16;
– Nội dung phim phản ánh sâu hơn những vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm nhưng không phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả dưới 16 tuổi.
b) Bạo lực
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành động bạo lực như giết người, gây đau đớn, thương tích, chảy máu diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và ở mức độ căng thẳng vừa phải.
c) Khỏa thân, tình dục
– Khỏa thân
Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên và thời lượng kéo dài trừ các trường hợp sau: khỏa thân phía sau của nam và nữ khỏa thân phân trên phía trước của nữ không liên quan đến tình dục, không có hình xăm phản cảm.
– Tình dục
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.
d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.
đ) Kinh dị
Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp những hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ đó cần thiết cho nội dung phim và phù hợp với lứa tuổi.
e) Ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục
Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục, trừ trường hợp sử dụng một số từ chửi thề, tiếng lóng của các nhân vật phản diện phù hợp với nội dung phim nhưng không tục tĩu, không làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng thường xuyên, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục.

1.5/5 - (8 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời