Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quỳnh Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lê Chân, TP. Hải Phòng. Hiện tại, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Hôm qua, tôi có đi mua sắm đồ tại Trung tâm thương mại, tôi thấy có rất nhiều người không có ý thức đeo khẩu trang. Hiện nay, số lượng ca Covid – 19 vẫn còn tồn tại nên hành vi không đeo khẩu trang là một hành vi gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, đặc biệt còn là ở khu vực Trung tâm thương mại nhiều người qua lại. Vì vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền? Có bị phạt nguội khi không đeo khẩu trang không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư Hải Phòng. Để tìm hiểu sâu hơn về “Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Những địa điểm nào bắt buộc phải đeo khẩu trang?

Trong nội dung Công văn 5196/BYT-TT-KT năm 2022 về tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Đồng thời nêu ra các trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang. Cụ thể như sau:

– Người có biểu hiểm bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19

– Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ y tế.

Theo tiêu chí phân biệt cấp độ dịch thì khu vực cấp độ 3 là khu vực có tỉ lệ ca mắc mới: từ 450 – 600 ca, tỉ lệ ca bệnh phải thở ô xi từ 32 – 40 ca; khu vực có cấp độ 4 tỉ lệ ca mắc mới là trên 600 ca và tỉ lệ ca bệnh thở ô xi từ 40 ca trở lên.

Theo đó một số địa điểm, đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang được quy định như sau:

Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế

Bao gồm cả nơi lưu trú có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế:

Có thể bạn quan tâm  Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

– Áp dụng với mọi đối tượng (trừ người cách ly ở trong phòng đơn; bị suy hô hấp, người đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

– Đối với nhân viên y tế (thực hiện theo hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống COVID-19)

Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Bao gồm các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, xe khách, xe buýt, taxi,…

Áp dụng với các đối tượng:

– Hành khách

– Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng

– Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe,… khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối

Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại nơi có không gian kín, thông khí kém

Như quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ làm đẹp; phòng tập thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay.

Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện

Những nơi tập trung đông người như di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ…:

Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch

Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Ngoài ra, những trường hợp khác cũng được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay mặc dù việc đeo khẩu trang không còn bị xử phạt gắt gao như ở thời điểm dịch căng thẳng thời gian trước. Tuy nhiên, ở các địa điểm cũng như các đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang theo quy định trên, nếu không đeo khẩu trang vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.

Cụ thể theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021 của Chính phủ quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đeo khẩu trang.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục mua bán xe máy không chính chủ như thế nào?

Theo đó, phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Như vậy, với các đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang, ở các địa điểm bắt buộc đeo khẩu trang nếu người nào không thực hiện có thể sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng.

Có bị phạt nguội khi không đeo khẩu trang không?

Căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt có thể làm việc kiểm tra phát hiện trực tiếp; hoặc “phạt nguội” qua thông tin hình ảnh trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hoặc do quần chúng nhân dân cung cấp.

Việc xử lý vi phạm hành chính dựa trên các chứng cứ là hình ảnh thì cần phải thận trọng xác minh làm rõ hình ảnh đó được ghi, được chụp ở thời điểm nào. Bởi việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 kéo dài và mỗi địa phương; mỗi thời điểm lại có những quy định khác nhau.

Tại thời điểm mà địa phương quy định bắt buộc phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân; trong đó có đeo khẩu trang nơi công cộng mà cá nhân không chấp hành ( không đeo khẩu trang)  thì lúc đó mới có cơ sở để xử phạt.

Việc xử lý phải hướng đến mục đích là đảm bảo an toàn cho cộng đồng; là một hoạt động tuyên truyền; giáo dục tránh trường hợp xử lý thiếu căn cứ; dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong dư luận.

Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt hành vi vứt khẩu trang trái quy định

Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19 được quy định như sau:

Mức phạt: Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Quy định: tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Thanh tra viên Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về “Hành vi không đeo khẩu trang phạt bao nhiêu tiền?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn dịch vụ Tra cứu thông tin quy hoạch, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm  Phạt nguội có hiệu lực bao lâu theo quy định pháp luật?

Hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Vứt khẩu trang sau khi đã dùng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, hành vi cá nhân sử dụng khẩu trang mà vứt bỏ không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Chủ tịch UBND xã có quyền phạt người không đeo khẩu trang chống COVID?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm về áp dụng biện pháp chống dịch, trong đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực y tế như sau: Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

Quy định về việc ghi nhãn trên hộp các tông khẩu trang y tế?

Theo quy định khoản 2 Điều 5 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 8389-1:2010 về khẩu trang y tế, quy định nhãn ghi trên hộp khẩu trang y tế thông thường như sau:
Nhãn phải được dán trên hộp cáctông với các thông tin tối thiểu:
– Tên sản phẩm;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này;
– Tên và địa chỉ nhà sản xuất;
– Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
– Dấu kiểm tra của KCS;
– Hướng dẫn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời