Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quang Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng. Tôi có thắc mắc cần Luật sư giải đáp như sau: Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, đặc biệt là nền tảng công nghê 4.0. Hầu hết, những chủ thể kinh doanh, cá nhân đều giao dịch mua bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, dễ dàng tiếp cận sản phẩm. Đồng thời, nó cũng giúp các chủ thể kinh doanh chào hàng dễ hơn, thủ tục rao bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Vậy, cần điều kiện gì để đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử? Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử như thế nào? Để tìm hiểu sâu hơn về “Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử (còn gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử) là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân; tổ chức; cá nhân không phải chủ sở hữu; hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa; hoặc cung ứng dịch vụ trên đó (là các trang rao vặt, mua bán…).

Hay nói cách khác, sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến; của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trên cùng một website.

Tại sao nên thành lập sàn thương mại điện tử?

Để khách hàng hiểu rõ hơn về việc thành lập sàn thương mại điện tử; và tránh việc nhầm lẫn với website bán hàng; chúng tôi đưa ra một số tư vấn như sau:

Website bán hàng là website do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập; để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Còn Sàn giao dịch thương mại điện tử là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; do thương nhân, tổ chức thiết lập lên; để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác; tiến hành hoạt động thương mại. Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân; không phải chủ sở hữu website; có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Như vậy, có thể thấy sự khác nhau căn bản đó là:

– Website bán hàng là website để phục vụ cho chính tổ chức, cá nhân thiết lập webste bán hàng; và cung cấp dịch vụ trên đó mà không cho các đơn vị khác tham gia bán hàng; hoặc cung cấp dịch vụ trên đó; và quy mô của website bán hàng thông thường cũng chỉ chuyên để bán một; hoặc một số loại sản phẩm nhất định; do chính doanh nghiệp thiết lập website bán và cung cấp dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm  Mở tài khoản thanh toán của cá nhân gồm những giấy tờ gì?

– Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân; không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần; hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Thông thường quy mô cũng lớn hơn; và chính sách giao dịch, quy chế hoạt động cũng sẽ phức tạp và chặt chẽ hơn.

Từ phân tích trên, có thể thấy khách hàng nên lựa chọn thành lập sàn thương mại điện tử bởi những lý do sau:

  • Việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử giúp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng.
  • Chính sách trợ phí vận chuyển của các sàn thương mại điện tử là một trong những điều thu hút người mua hiện nay. Điều này giúp gia tăng doanh thu từ các sàn thương mại điện tử.
  • Các sàn thương mại điện tử cũng tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; từ việc đăng ký gian hàng nhanh chóng và dễ dàng.

Điều kiện để đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật đã được cấp đăng ký kinh doanh.
  • Có website thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
  • Có đề án cung cấp dịch vụ.
  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký với biểu tượng đăng ký.

Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử?

Hồ sơ xin cấp giấy phép sàn thương mại điện tử

Để đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Bản sao được chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).
  • Đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
  • Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ;
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau: Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
  • Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử?
Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử?

Thủ tục đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử

Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ online.gov.vn. Để khai báo hồ sơ và cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử, doanh nghiệp truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:

Có thể bạn quan tâm  Chi phí ly hôn với người nước ngoài năm 2023 là bao nhiêu?

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Doanh nghiệp đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
  • Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp;
  • Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Nhận tài khoản đăng ký

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, doanh nghiệp nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

  • Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, doanh nghiệp được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
  • Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, doanh nghiệpphải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Đăng nhập và đăng ký website

Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, doanh nghiệp tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả từ Bộ Công Thương

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

  • Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tiếp Bước 5;
  • Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó doanh nghiệp quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 5: Gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh

Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy).

Doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, nếu doanh nghiệp không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Như vậy, thời hạn để đăng ký thiết lập Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hợp lệ là 10 ngày làm việc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về “Thủ tục xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là đăng ký khai sinh không cùng huyết thống,có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm  Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức gồm những nội dung gì?

Hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Không đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3,4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng;”
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định thế nào?

Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Xửa phạt hành vi vi phạm giao dịch trên website thương mại điện tử như thế nào?

Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời