Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022

Xin chào Luật sư Hải Phòng, tôi là Hương Loan. Sáng hôm nay, tôi vừa thực hiện một giao dịch mua bán online với hình thức chuyển khoản. Nhưng do trong thời gian thực hiện việc chuyển tiền đó, tôi rất gấp nên tôi có gõ sai một số tài khoản. Chính vì vậy, tôi đã chuyển nhầm vào tài khoản của người khác. Sau khi hỏi mọi người xung quanh, thì mọi người bảo tôi làm đơn xin hoàn lại tiền nhầm để gửi lên ngân hàng của tôi. Tôi chưa biết mẫu đơn đó như thế nào? Vì vậy, Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm được không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Để tìm hiểu sâu hơn về “Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Mẫu đơn xin hoàn trả tiền chuyển nhầm dùng làm gì?

Mẫu đơn xin hoàn trả tiền, xin chuyển lại tiền chuyển nhầm vào tài khoản được dùng để thực hiện yêu cầu thu hồi tiền chuyển nhầm vào tài khoản, rút lại tiền chuyển nhầm qua ngân hàng.

Đây là mẫu đơn thường được dùng trong các trường hợp phát sinh các vấn đề trong giao dịch thanh toán giữa các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hay giữa các cá nhân, khi việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng xảy ra việc chuyển khoản nhầm vào tài khoản của một đơn vị khác không tham gia giao dịch, hoặc chuyển khoản thanh toán dư hơn số tiền cần thanh toán.

Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không?

Ngày nay, hầu hết mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng internet banking. Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm tối đa thời gian cho cả người gửi và người nhận. Tuy nhiều ưu điểm là thế, song chỉ cần một sơ suất khi điền nhầm số tài khoản cũng có thể khiến bạn rơi vào trường hợp chuyển nhầm tiền.

Nếu không may chuyển tiền nhầm, cá nhân cần làm đơn tra soát gửi ngân hàng để thông báo về sự cố này. Ngân hàng sẽ nhanh chóng hỗ trợ cho bạn bằng cách liên hệ với người nhận. Nếu người nhận tự nguyện trả lại thì cá nhân mới lấy lại được tiền nhầm đó.

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu năm 2023

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, ngân hàng không được phép tiết lộ thông tin của người nhận cho người chuyển tiền nhầm. Đồng thời cũng không được phép can thiệp vào tài khoản người nhận, tự ý chuyển trả lại số tiền nếu chưa được chủ tài khoản đồng ý. Vì thế, nếu đã được ngân hàng thông báo, nhưng người nhận không chuyển khoản trả lại thì cá nhân nên sử dụng tới pháp luật để lấy lại được số tiền chuyển nhầm.

Do đó, chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác vẫn có thể lấy được. Cách đơn giản nhất đó là người nhận tự nguyện trả lại. Trường hợp xấu hơn thì sẽ nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022

Trách nhiệm pháp lý đặt ra nếu không hoàn trả tiền chuyển nhầm

Theo quy định thì người nhận tiền chuyển nhầm phải thực hiện hoàn trả lại tiền đã chuyển nhầm cho mình. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy, theo quy định trên trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà năm 2023 như thế nào?

Nếu việc chiếm hữu hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật Hình sự) và Tội sử dụng trái phép tài sản (điều 177 BLHS).

Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022
Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022

Khi nào ngân hàng được phép hoàn tiền cho người chuyển nhầm?

Hiện tượng chuyển nhầm tiền không phải hiếm, ít thì vài trăm hoặc nhiều lên tới tiền triệu hoặc tiền trăm triệu. Một số trường hợp người nhận tiền nhầm không còn dùng tài khoản, thay đổi cách thức liên hệ nên phía ngân hàng không thể liên hệ được với họ. Chính vì vậy mà nhiều người chuyển nhầm tiền đã đề nghị bên ngân hàng hoàn lại số tiền gửi nhầm khi đã làm đơn tra soát.

Theo quy định thì ngân hàng sẽ không được tự ý hoàn lại tiền cho người chuyển nhầmhoặc cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng tới bất kỳ hai hay tự ý phong tỏa tài khoản của khách hàng nào. Phía ngân hàng chỉ được phép hoàn lại tiền hoặc phong tỏa khoản tiền nhầm khi lỗi phát sinh từ phía ngân hàng khi thực hiện sai thao tác với yêu cầu của khách hàng.

Ngay khi cá nhân gửi nhầm tiền thì phải báo lại với ngân hàng. Sau đó chờ ngân hàng giải quyết với bên nhận nhầm tiền. Chỉ khi ngân hàng đã làm việc cả 2 bên và xác nhận đúng số tiền chuyển nhầm mới có thể hoàn lại tiền cho cá nhân đó.

Ngoài ra, trường hợp khi ngân hàng nhận được giấy tờ từ cơ quan có thẩm quyền thì cũng có thể phong tỏa tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp người nhận nhầm không trả lại tiền thì bạn có thể báo lên công an để nhờ sự trợ giúp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Dịch vụ nhận nuôi con nuôi,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật như thế nào?

Nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật như sau:
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm tài khoản?

Tuỳ vào việc liên hệ, kết nối với người nhận chuyển nhầm mà thời gian bạn lấy lại tiền chuyển nhầm nhanh hay chậm. Tuy nhiên cũng có thời gian quy định cho việc hoàn trả khi chuyển tiền nhầm tài khoản là từ 10 -15 ngày sau xác nhận của các bên. Nếu quá thời hạn này, người chuyển nhầm hoàn toàn có thể khởi kiện tội chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

Lấy lại tiền chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng bằng cách nào?

Khi chuyển nhầm tiền sang tài khoản cùng ngân hàng thì thực hiện các bước lấy lại tiền như sau:
Bước 1: Lưu giữ hình ảnh, hoá đơn giao dịch chứng minh chuyển nhầm tiền.
Bước 2: Đến bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng liên hệ hỗ trợ xử lý nhanh chóng. 
Bước 3: Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ hình ảnh liên quan cùng mẫu đơn theo quy định. 
Bước 4: Ngân hàng sẽ kiểm tra lại thông tin cá nhân, số tiền chuyển nhầm rồi gọi điện thoại liên hệ với người tiền nhầm để yêu cầu hoàn trả. 
Trường hợp 1: Người nhận chuyển nhầm chưa sử dụng số tiền chuyển nhầm thì ngân hàng tiến hành phong tỏa và chuyển trả lại cho người chuyển nhầm. 
Trường hợp 2: Người nhận chuyển nhầm đã sử dụng số tiền chuyển nhầm thì sẽ được ngân hàng yêu cầu trả lại. Nếu quá hạn hoàn trả, ngân hàng sẽ hướng dẫn người chuyển nhầm khởi kiện theo quy định.
Bước 5: Kết thúc quá trình yêu cầu chuyển hoàn số tiền chuyển nhầm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời