Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Em là Thu Hương, hiện đang là sinh viên năm hai của khoa Luật, Đại học Công đoàn. Hiện tại, em đang học đến Bộ môn Hôn nhân và gia đình. Em thấy môn học này rất hay và thú vị, tuy nhiên có một vài vấn đề em vẫn chưa rõ nội dung. Đặc biệt là về phần hợp đồng tiền hôn nhân. Luật sư có thể giải đáp cho em về các vấn đề liên quan như: Ý nghĩa của hợp đồng tiền hôn nhân là gì? Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào? Nội dung của hợp đồng tiền hôn nhân gồm những gì? Em xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Hợp đồng tiền hôn nhân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hướng đến nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có khái niệm về hợp đồng hôn nhân hay hợp đồng tiền hôn nhân. Hợp đồng tiền hôn nhân chỉ là cách gọi thông thường, mang tính quy ước của văn bản thỏa thuận về tài sản. Do vậy, có thể hiểu Hợp đồng tiền hôn nhân là văn bản thỏa thuận của cặp đôi nam nữ được lập trước khi kết hôn, có nội dung quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.

Ý nghĩa của hợp đồng tiền hôn nhân là gì?

Hợp đồng tiền hôn nhân là sự thỏa thuận của các bên nam nữ về các quyền, nghĩa vụ với nhau, đây là quy định hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo cũng như đề cao quyền lợi cá nhân của vợ, chồng.

Khi hai bên ký hợp đồng tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ thỏa thuận để phân định rõ ràng tài sản của mỗi người, tài sản chung- tài sản riêng, bên cạnh đó các thỏa thuận về những khoản nợ cũng như việc xử lý tài sản chung khi xảy ra ly hôn. Qua đó bảo vệ tối đa được lợi ích tài chính cho mỗi người. Hợp đồng tiền hôn nhân là cơ sở để các cá nhân thực hiện các quyền sở hữu cá nhân đối với các tài sản của mình một cách tự do mà không bị ràng buộc mà vẫn đảm bảo được lợi ích chung của gia đình.

Có thể bạn quan tâm  Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng năm 2023

Hợp đồng tiền hôn nhân giúp giảm được các tranh chấp không đáng có khi xảy ra ly hôn, đây cũng là cơ sở để Tòa án có thể giải quyết các vụ án ly hôn môt cách nhanh chóng, công bằng, tránh việc đi lại nhiều, bởi trong hợp đồng tiền hôn nhân các bên đã có sự thỏa thuận rõ về các quyền và nghĩa vụ các bên.

Hợp đồng tiền hôn nhân còn là tiền đề, là động lực cho hai bên vợ chồng trong hoạt động kinh doanh của mình, tự chủ tài chính nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến ảnh hưởng đến kinh tế chung của gia đình

Không chỉ có ý nghĩa đối với vợ, chồng mà hợp đồng tiền hôn nhân còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba, nhằm giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba và những người liên quan về các chế độ về tài sản của vợ chồng khi vợ, chồng có tham gia giao dịch dân sự với bên thứ ba.

Có được lập hợp đồng tiền hôn nhân không?

Pháp luật hôn nhân và gia đình không có bất kỳ quy định nào điều chỉnh về hợp đồng tiền hôn nhân. Tuy nhiên, có thể xem đây là một dạng thỏa thuận mang tính chất ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa các bên khi ký kết. Nội dung của hợp đồng nhằm quy định rõ các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn.

Khoản 1 Điều 28, Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Trường hợp lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Việc các cá nhân có nguyện vọng lập hợp đồng tiền hôn nhân, thỏa thuận trước về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn để phân định rạch ròi, sòng phẳng về tài sản chung, riêng; nghĩa vụ trả nợ của mỗi bên là nguyện vọng chính đáng và được pháp luật công nhận.

Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?

Trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân có những nguyên tắc sau:

– Nam, nữ lập hợp đồng tiền hôn nhân vào thời điểm trước khi đăng ký kết hôn và hợp đồng có hiệu lực khi hai bên trở thành vợ, chồng.

– Hợp đồng tiền hôn nhân của vợ chồng phải bằng văn bản và phải tiến hành công chứng, chúng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của hao bên nam nữ.

– Nội dung trong hợp đồng là những thỏa thuận liên quan đến tài sản không bao gồm các thỏa thuận về quyền nhân thân của vợ, chồng.

Nội dung của hợp đồng tiền hôn nhân gồm những gì?

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì để thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận nên nội dung cơ bản của thỏa thuận về tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản
  • Nội dung khác có liên quan
Có thể bạn quan tâm  Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành

Khi thực hiện tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về tài sản. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?
Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?

Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như thế nào?

Tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản riêng

Theo quy định tài Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng tiền hôn nhân như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hải Phòng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, Soạn thảo văn bản cam kết tài sản chung…. của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hải Phòng tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm  Thời gian gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới cho người nước ngoài mất bao lâu?

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật Việt Nam có công nhận hợp đồng tiền hôn nhân hay không?

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể liên quan đến thuật ngữ “Hợp đồng tiền hôn nhân”. Tuy vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam đã có quy định về việc phân chia tài sản theo thỏa thuận và chăm sóc con cái sau ly hôn. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn, với điều kiện, phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình và các quy định pháp luật khác.
Do đó, dù không định nghĩa về hợp đồng tiền hôn nhân, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép các bên tự do thỏa thuận và ký kết hợp đồng này, miễn là các thỏa thuận này không trái với các quy định pháp luật Việt Nam.

Đặc điểm của hợp đồng tiền hôn nhân là gì?

Hợp đồng tiền hôn nhân có những đặc điểm sau:
Thời điểm lập hợp đồng tiền hôn nhân là trước khi nam, nữ đăng ký kết hôn và chỉ có hiệu lực khi hai bên trở thành vợ, chồng
Hình thức hợp đồng tiền hôn nhân phải bằng văn bản và phải tiến hành công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của vợ, chồng.
Nội dung của hợp đồng là những thỏa thuận liên quan đến tài sản không bao gồm các thỏa thuận liên quan đến quyền nhân thân của vợ, chồng.

Để hợp đồng tiền hôn nhân có hiệu lực thì cần lưu ý những gì?

Để thỏa thuận tiền hôn nhân có hiệu lực, các bạn cần lưu ý tuân thủ các quy định sau:
– Hợp đồng phải được xác lập trước khi kết hôn.
– Phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Phòng công chứng, Ủy ban nhân dân…).
– Phải có đầy đủ các điều khoản cơ bản theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 15 Nghị định 126/2014 của Chính phủ bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan.
– Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các nguyên tắc, quy định về điều kiện có hiệu lực tại Điều 3, Điều 117, Điều 118… của Bộ luật Dân sự; không vi phạm Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan; không trái đạo đức xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời