Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông xảy ra ngày càng phổ biến. Mỗi năm, số lượng người vi phạm giao thông diễn ra theo chiều hướng gia tăng chứ không hề giảm, trong đó bao gồm cả người điều khiển phương tiện ô tô và xe máy. Tuy vậy, đa số mọi người đều mắc phải những lỗi thường gặp, lặp lại nhiều lần. Vậy, Luật sư Hải Phòng sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về vấn đề “Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022” để bạn đọc nắm rõ, hiểu hơn và có thể tránh những lỗi này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021 NĐ-CP

Vi phạm luật giao thông là gì?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.

Hành vi vi phạm an toàn giao thông có các dấu hiệu cơ bản sau đây:

+ Hành vi sẽ bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động

+ Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông, cụ thể là làm không đúng những nội dung mà pháp luật cho phép không làm hoặc làm không đầy đủ những nội dung mà pháp luật bắt buộc phải làm hoặc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm

+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện tức là chủ thể đó có đủ độ tuổi trách nhiệm pháp lý theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần có khả năng làm chủ và nhận thức được hành vi cũng như hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội.

Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022

Dưới đây là các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và quy định về xử phạt, cụ thể:

1. Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan)

Đối với xe máy: 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP; sau đây gọi tắt là Nghị định 100)

Đối với ô tô:

  • 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100)
  • 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

Hình phạt bổ sung: Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

2. Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

Đối với xe máy: 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô: 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

Hình phạt bổ sung: Không có hình phạt bổ sung.

3. Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển

Đối với xe máy: 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100; Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với ô tô: 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4. Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường

Phạt 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Hình phạt bổ sung: Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu năm 2023

5. Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

Phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Hình phạt bổ sung: Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100).

6. Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

Đối với xe máy: 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với ô tô: 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Hình phạt bổ sung:

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông. (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

7. Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn)

Đối với xe máy:

  • 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)
  • 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô:

  • 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)
  • 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông. (Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

Hình phạt bổ sung:

  • Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)
  • Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)
  • Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

8. Đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường

Đối với xe máy: 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô: 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100)

9. Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Đối với xe máy:

  • 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100)
  • 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô:

  • 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)
  • 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)
  • 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc (Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Hình phạt bổ sung:

  • Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)
  • Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

– Nếu gây tai nạn giao thông:

  • Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)
  • Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

– Nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

10. Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

Đối với xe máy: 400.000 đồng đến 600.000 đồng(Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô: 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng(Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Hình phạt bổ sung: Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

11. Điều khiển xe không có gương chiếu hậu

Có thể bạn quan tâm  Thời gian gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới cho người nước ngoài mất bao lâu?

Đối với xe máy: Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100).

Đối với ô tô: 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100)

12. Không đội hoặc chở người không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách thì bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

13. Người điều khiển xe không có  giấy phép lái xe (Với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện)

Đối với xe máy:

  • 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 (Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
  • 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với ô tô: 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

14. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe

Đối với xe máy: 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17; Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với ô tô: 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

15. Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe

Đối với xe máy:

  • 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100)
  • 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)
  • 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100)

Đối với ô tô:

  • 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)
  • 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)
  • 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100)

Hình phạt bổ sung:

  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6; Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 5; Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 5; Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị lập biên bản vi phạm giao thông, bao gồm:

– Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ gồm giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

– Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Có thể bạn quan tâm  Tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Hải Phòng như thế nào?
Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022
Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022

Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản

Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm. 

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, Đăng ký khai sinh không có bố…. thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào Cảnh sát giao thông được dừng xe?

Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó có một số những trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu dừng xe.

Bị xử phạt vì hành vi vượt đèn đỏ có cần phải đưa hình ảnh chứng minh không?

Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ, chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được. 
Ví dụ các lỗi như: Chạy quá tốc độ, một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera… Còn đối với trường hợp nêu trên, cán bộ, chiến sỹ CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó. Nên không cần phải đưa hình ảnh chứng minh

Trong trường hợp nào thì vi phạm lỗi giao thông không bị lập biên bản?

Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với những cá nhân vi phạm lỗi giao thông có mức xử phạt dưới 250.000 đồng thì sẽ không cần lập biên bản và được xử phạt tại chỗ. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời