Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?

Một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng và rất cần thiết khi người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam là thẻ tạm trú. Hiện nay, có rất nhiều loại thẻ tạm trú tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng của mỗi cá nhân. Mỗi loại thẻ sẽ có một thời hạn cụ thể được quy định khác nhau. Vậy, có mấy loại thẻ tạm trú cho người nước ngoài? Thời hạn của từng loại thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu? Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì? Để tìm hiểu sâu hơn về “Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?

Theo quy định tại điều 3 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, trong đó có quy định về thẻ tạm trú như sau: “Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài được xem như visa dài hạn và có giá trị thay thế visa. Khi nhập cảnh, tùy vào thời hạn cư trú tại Việt Nam mà người nước ngoài sẽ được cấp thẻ tạm trú bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Bộ Ngoại giao.

Các loại thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).

Thẻ tạm trú có các loại được ký hiệu và được hiểu như sau:

Thẻ có ký hiệu LV1: Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Thẻ có ký hiệu LV2: Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Thẻ có ký hiệu LS: Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

Thẻ có ký hiệu ĐT1: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;

Thẻ có ký hiệu ĐT2: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;

Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng thời vụ (có thời hạn) được ký tối đa bao nhiêu lần?

Thẻ có ký hiệu ĐT3: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;

Thẻ có ký hiệu NN1: Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;

Thẻ có ký hiệu NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;

Thẻ có ký hiệu DH: Cấp cho người vào thực tập, học tập;

Thẻ có ký hiệu PV1: Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam;

Thẻ có ký hiệu LĐ1: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;

Thẻ có ký hiệu LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;

Thẻ có ký hiệu NG3: Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

Thẻ có ký hiệu TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2; hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Để được xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Hộ chiếu còn hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng (Trong trường hợp hộ chiếu còn hạn 13 tháng thì Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ tạm trú với thời hạn tối đa là 12 tháng).
  • Người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã, phường theo đúng quy định.

Những đối tượng dưới đây sẽ không đủ điều kiện để được cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
  • Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
  • Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

Trường hợp nào được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài?

Thẻ tạm trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài để họ được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Từ ngày 01/7/2020, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2019 chính thức có hiệu lực. Theo đó, các trường hợp được xem xét cấp thẻ tạm trú bao gồm:

– Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3;

Có thể bạn quan tâm  Có nên đăng ký bằng sáng chế không?

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực có ký hiệu: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT. Thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì:

– Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn hộ chiếu còn lại ít nhất 30 ngày.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.

– Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

– Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?

Thẻ tạm trú có thời hạn tối đa 05 năm

Được cấp cho những đối tượng sau:

– NG3: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

– LV1: Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– LV2:  Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

– ĐT: Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

– DH: Người vào thực tập, học tập.

Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm

Cấp cho những đối tượng sau:

– NN1 – Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– NN2 – Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

TT – Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm

Cấp cho những đối tượng sau:

– LĐ1 – Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Mời bạn xem thêm

Có thể bạn quan tâm  Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, hoặc vấn đề khác như Giấy khai sinh có công chứng được không….  Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Theo đó, Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú gồm:
a) Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);
Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế;
b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
c) Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài;
d) Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 của Điều này, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

Nơi nhận hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú ở đâu?

Cục quản lý xuất nhập cảnh nhận hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú chung cho các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn quốc.
– Các tỉnh phía Bắc nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
– Các tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nộp hồ sơ tại văn phòng Cục xuất nhập cảnh phía Nam số 333 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP HCM.
Trường hợp không nộp ở Cục xuất nhập cảnh thì doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh; thành phố nơi doanh nghiệp mình có trụ sở đăng ký ký kinh doanh.

Thẻ tạm trú của người nước ngoài bị mất có xin cấp lại được không?

Thẻ tạm trú của người nước ngoài bị mất có xin cấp lại được. Trong trường hợp người nước ngoài làm mất thẻ tạm trú hoặc thẻ tạm trú bị rách, hư hỏng… có thể làm thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời