Luật Sư Hải Phòng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hải Phòng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hải Phòng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Tình by Tình
28/02/2023
in Tư vấn
0
Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Hiểu thế nào về quyền nuôi con sau khi ly hôn?
  3. Ai là người được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
  4. Vợ chồng có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con không?
  5. Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
  6. Tải xuống mẫu thỏa thuận nuôi con
  7. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023
  8. Câu hỏi thường gặp

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Phương Thảo, năm nay 23 tuổi. Tôi lấy chồng năm 20 tuổi và sau 03 năm chung sống, chúng tôi có một cô con gái. Tuy nhiên, tôi và anh ấy thường xuyên xảy ra tranh cãi, cãi vã nên không thể tiếp tục chung sống. Sau khi ngồi lại nói chuyện, chúng tôi thống nhất đi đến quyết định là ly hôn, tôi sẽ phụ trách nuôi con, anh ấy sẽ là người phụ cấp hàng tháng cho con. Sau khi thỏa thuận xong, tôi cần phải soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con. Nhưng do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi không biết rằng mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023 như thế nào? Luật sư có thể hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Bài viết dưới đây của Luật sư Hải Phòng sẽ hướng dẫn bạn đọc soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Hiểu thế nào về quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Ai là người được quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

(1) Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

(2) Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;

Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

– Người giám hộ được cử, chỉ định:

+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Vợ chồng có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng được quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, cũng như nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.“

Theo đó, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận và giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo đúng như thỏa thuận của cha, mẹ. Ngược lại, nếu cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng.

Lưu ý, trong quá trình quyết định ai nuôi con sau khi ly hôn, nếu như con đã đủ 07 tuổi trở lên thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng phải xem xét nguyện vọng của con.

Riêng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Từ đó, có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Tức là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con hoặc với người đang trực tiếp nuôi con.

Cũng theo điều luật này, mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nên để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào chứng từ, hóa đơn,… liên quan đến chi phí hợp lý để nuôi dưỡng, chăm sóc con và thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tải xuống mẫu thỏa thuận nuôi con

Tải xuống mẫu thỏa thuận nuôi con

Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Khi viết bản thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:

– Thứ nhất, về mặt hình thức:

  • Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo các quy chuẩn của một văn bản, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
  • Ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng những tiếng lóng, văn nói hay những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
  • Không được sai chính tả.

– Thứ hai, về mặt nội dung:

  • Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
  • Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…

Thông tin liên hệ:

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục Đơn phương ly hôn nhanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

  • Thuế chuyển nhượng là gì theo quy định?
  • Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà đất tại Hải Phòng
  • Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2023

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp sau khi ly hôn, con có được quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ?

Đối với trường hợp con dưới 03 tuổi: Nếu trẻ dưới ba tuổi thì mẹ được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác về việc nuôi dưỡng phù hợp với lợi ích của con.
Đối với trường hợp con trên 03 tuổi nhưng dưới 07 tuổi: Trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của cha mẹ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho trẻ. Đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên: Trường hợp này ngoài xem xét điều kiện của cha mẹ, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ phụ cấp nuôi dưỡng và quyền hạn của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, đối với con dưới 36 tháng tuổi thì tòa án sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc con nếu mẹ có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Bởi độ tuổi này còn quá nhỏ, việc ở với mẹ thì trẻ có thể phát triển tốt hơn. Quyền nuôi con trên 3 tuổi đến dưới 07 tuổi khi ly hôn sẽ ngang bằng giữa hai vợ chồng.
Con trên 07 tuổi khi ly hôn phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ đã có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung nữa.
Như vậy, trường hợp con bạn trên 7 tuổi thì có quyền chọn ở với cha hoặc mẹ sau ly hôn.

Quy định về nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con như thế nào?

Căn cứ vào Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.“

Sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly khi ly hôn có quyền và nghĩa vụ nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Ai là người được quyền nuôi con sau khi ly hôn?Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023?Vợ chồng có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con không?
Share30Tweet19
Tình

Tình

Đề xuất cho bạn

Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

by Tình
20/03/2023
0
Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Minh Anh, hiện tại tôi đang có dự định mở một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Hiện nay...

Read more

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

by Tình
20/03/2023
0
Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Hoàng N, đến từ Thái Nguyên. Tôi là một người rất yêu thích việc đi du lịch, tôi hay chia...

Read more

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

by Tình
18/03/2023
0
Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Quang Huy, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tuy không làm việc trong lĩnh vực pháp...

Read more

Những trường hợp được miễn chấp hành hình phạt năm 2023

by Tình
17/03/2023
0
Những trường hợp được miễn chấp hành hình phạt năm 2023

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Em là Quang Huy, hiện là sinh viên năm nhất của Trường Đại học Công Đoàn. Hiện tại em có câu hỏi...

Read more

Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú tại Hải Phòng năm 2023

by Do Thư
16/03/2023
0
Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú tại Hải Phòng năm 2023

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng, nay khi thực hiện một số thủ tục hành chính thì tôi...

Read more
Next Post
Xử lý hành vi nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật thế nào?

Xử lý hành vi nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật thế nào?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.