VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Phòng chống bệnh truyền nhiễm đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh gây nhiễm trùng từ người này sang người khác. Đa số các bệnh truyền nhiễm chỉ gây ra biến chứng nhỏ, tuy nhiên, một số bệnh như viêm phổi, AIDS và viêm màng não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có một số loại nhiễm trùng có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư nếu kéo dài trong thời gian dài. Ví dụ, nhiễm HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vậy việc phòng chống bệnh truyền nhiễm trong an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào? Hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu tại nội dung bài viết “VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?” sau

Căn cứ pháp lý

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh như thế nào?

Đi tìm lời giải cho thắc mắc thế nào là bệnh truyền nhiễm, đây là dạng bệnh xảy ra rất phổ biến có tên gọi khác là bệnh lây. Bệnh gây ra bởi vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm ký sinh trùng.

Các bệnh lý này có thể lây truyền từ người sang người hoặc lây truyền từ côn trùng hay từ động vật khác sang. Ngoài ra, một số trường hợp sử dụng phải các loại thực phẩm hay nguồn nước bị ô nhiễm hoặc có sự tiếp xúc với các sinh vật trong môi trường cũng có thể bị bệnh.

Đáng lưu ý, dạng bệnh này có thể lây truyền trong cộng đồng qua nhiều đường khác nhau hoặc đôi khi chỉ qua một đường. Cùng với đó, cũng có khả năng trở thành vùng dịch khi có số lượng nhiều người bị nhiễm phải bệnh. Cụ thể, các giai đoạn phát triển của bệnh bao gồm những thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.

Tuy bất cứ ai cũng có rủi ro mắc phải bệnh truyền nhiễm, nhưng một vài đối tượng với hệ miễn dịch hoạt động kém có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Cụ thể, đó là các đối tượng:

  • Đang sử dụng steroid hay những loại thuốc ức chế hệ miễn dịch.
  • Mắc phải một bệnh tự miễn chẳng hạn là bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp.
  • Bị bệnh ung thư hoặc phải đối diện với các rối loạn khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, người lớn tuổi hay người bị suy dinh dưỡng cũng đối diện nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm

Đi kèm với việc hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm, hãy cùng điểm qua về các triệu chứng gây ra bởi các bệnh lý này. Theo đó, từng căn bệnh truyền nhiễm cụ thể sẽ có các triệu chứng riêng. Biểu hiện ở mỗi trường hợp bệnh nhân cũng có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào độc tố của “thủ phạm” gây bệnh cũng như sức đề kháng của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm  Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 như thế nào?

Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến một số dấu hiệu chung gây ra bởi bệnh truyền nhiễm sau đây:

  • Bị sốt, ho.
  • Ớn lạnh.
  • Cơ bị đau.
  • Trạng thái mệt mỏi.
  • Biểu hiện chán ăn.
  • Tình trạng tiêu chảy.

Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vậy có những tiêu chuẩn nào để biết được thực phẩm có an toàn, vệ sinh hay không. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước sẽ có điều luật, quy định riêng về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chúng đều được dựa trên 02 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)

  • HACCP – Phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên xác định rủi ro, và có hệ thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh – hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất , đóng gói và phân phối.
  • Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại những mối nguy hiểm đến sức khỏe bằng cách xác định vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra; thay vì kiểm tra các thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải kiểm soát chất gây ô nhiễm tại một số các điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm; tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.

Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices)

  • GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.
  • Các hướng dẫn này đưa ra những nguyên tắc chung mà cơ sở nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm luôn có chất lượng cao trong khâu chế biến, sản xuất, phân phối; đồng thời an toàn cho người sử dụng. Bao gồm kiểm tra sản thực phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng.

Tại Việt Nam; để kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp, cá nhân cần có đầy đủ giấy tờ theo quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất . Một số giấy tờ cần thiết như:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP.
  • Giấy kiểm nghiệm thực phẩm
  • Giấy kiểm nghiệm môi trường (đối với các cơ sở sản xuất)
  • Và một vài giấy tờ khác tùy theo loại thực phẩm đang kinh doanh.
VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Bệnh truyền nhiễm là các loại bệnh được gây ra bởi các tác nhân gây nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc vi sinh vật khác, có khả năng lây lan từ người này sang người khác hoặc từ môi trường sang người. Các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng cơ thể (như máu, nước bọt, nước mũi), qua tiếp xúc với vật chứa vi khuẩn hoặc virus, hoặc qua con đường thức ăn và nước uống. Vậy việc VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

“Điều 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm cho thực phẩm không bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và thực hiện các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, chống bệnh truyền nhiễm.”

Lệ phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Chi phí để có được giấy phép an toàn thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở mỗi giai đoạn của thủ tục, bạn cần phải trả một khoản phí khác. Luật Quốc Bảo xin chia sẻ một số quy định các khoản phí sau.

  • Căn cứ theo thông tư số số 149/2013/TT-BTC đã được ban hành ngày 29/10/2013.

Lệ phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
  • Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy phép vệ sinh ATTP.

Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP

  • Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Có thể bạn quan tâm  Quy định quyền lợi bảo hiểm nhân thân quân đội tại Hải Phòng thế nào?

Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Giấy phép sàn thương mại điện tử, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiện nay?

Cụ thể, để góp phần tự phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, bạn có thể lưu ý đến một số cách sau đây:
– Thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân
– Quan tâm đến vấn đề ăn uống
– Giữ vệ sinh môi trường xung quanh
– Thói quen sinh hoạt lành mạnh
-Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn

Ở nước ta, bệnh truyền nhiễm có phổ biến hay không?

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng, rất nhiều bệnh truyền nhiễm đã và đang được đẩy lùi, thậm chí có những bệnh đã vĩnh viễn bị xóa sổ (ví dụ như bệnh đậu mùa). Tuy vậy, vẫn có những bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe dọa cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan vi rút, sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, bệnh HIV/AIDS… Một số mầm bệnh trong quá trình phát triển đột biến gây nên những trạng tháI bệnh lý mới, rất nặng và khó chẩn đoán (SARS, cúm A H5N1, Covid – 19…).
Việt Nam với đặc điểm là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn khá thấp với nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, các bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, có nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, lỵ trực trùng, lỵ amip…).

Dự phòng các bệnh truyền nhiễm bằng cách nào?

Dự phòng đặc hiệu bằng vắc- xin: Đã có vaccine phòng ngừa một số bệnh do vi khuẩn và vi rút như vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan…
Dự phòng không đặc hiệu: Chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sống trong nhà và cả bên ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan