Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 như thế nào?

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là bố tôi qua đời, có để lại di chúc là đất cho các con, gia đình tôi có hai anh em. Nay hai anh em tôi muốn thực hiện tách thửa đất thừa kế này thành hai phần, tôi thắc mắc rằng có được tách thửa đất thừa kế hay không? Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 hiện nay như thế nào? Việc tiến hành thủ tục tách thửa đất này, anh em tôi sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong luật sư tư vấn, tôi sin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Có được tách thửa đất thừa kế không?

Thừa kế quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Ở Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Vậy khi nhận thừa kế là quyền sử dụng đất thì có được thực hiện tách thửa hay không?

Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người thừa kế như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại;
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy không có quy định cấm người thừa kế không được tách thửa đất thừa kế.

Điều kiện tách thửa đất thừa kế ra sao?

Tách thửa được hiểu đó chính là việc phân chia về quyền sử dụng đất đai trên một thửa đất. Hiểu nôn na, từ một thửa đất ban đầu, có thể thuộc một hộ hoặc một cá nhân, chia ra thành nhiều phần, thuộc quyền sử dụng của nhiều hộ hoặc nhiều cá nhân khác nhau. Vậy khi muốn tách thửa đất nhận thừa kế sẽ cần tuân thủ về điều kiện ra sao? Pháp luật chi tiết về vấn đề này như sau:

Theo Khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 người sử dụng đất được thực hiện tách thửa đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Diện tích tối thiểu để được tách thửa cũng được quy định cụ thể tại quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.

Có thể bạn quan tâm  Quy định quyền lợi bảo hiểm nhân thân quân đội tại Hải Phòng thế nào?

Ngoài những điều kiện chung như nêu trên, những người thừa kế còn phải thực hiện được việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (trong trường hợp không có di chúc) hoặc thống nhất việc chia di sản theo di chúc.

Như vậy, đáp ứng đủ điều kiện quy định trên thì có thể thực hiện các thủ tục tách thửa thừa kế.

Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 như thế nào?

Trường hợp nếu như mảnh đất này hai anh em được thừa kế thì cần tiến hành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sau đó thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Nếu đứng tên hai anh, em thì cần thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Để được tách thửa thì mảnh đất có quyền sở hữu hợp pháp phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương.

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa, anh tham khảo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 như thế nào?

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Hồ sơ đề nghị tách thửa đất là di sản thừa kế gồm những gì?

Về bộ hồ sơ đề nghị tách thửa, anh tham khảo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm  Cây đổ làm chết người, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

“Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

[…] 11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, gồm có:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. […]”

Ngoài ra, anh cần thực hiện việc đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tiến hành tách thửa đất như sau:

“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

[…] 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

[…] i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; […]”

Trường hợp nào thì có thể hạn chế việc phân chia di sản thừa kế?

Di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai. Vậy trong trường nào thì có thể hạn chế việc phân chia di sản thừa kế?

Căn cứ theo Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định tách thửa đất thừa kế năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Tra cứu chỉ giới xây dựng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm  Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không theo QĐ 2023?

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào sẽ chia thừa kế nhà đất theo pháp luật?

Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, nhà đất được chia theo pháp luật trong trường hợp sau:
– Không có di chúc.
– Di chúc không hợp pháp.
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là nhà đất sau:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người lập di chúc để lại di sản thừa kế là đất đai có những quyền gì?

Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền sau đây:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Trong trường hợp người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Quy định pháp luật về hàng thừa kế như thế nào?

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”
Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan