Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không theo QĐ 2023?

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng phát triển, hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Giấy khai sinh chứng nhận thông tin cơ bản về việc sinh ra của một cá nhân, bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, và thông tin về cha mẹ. Nó là tài liệu căn bản trong hầu hết các quốc gia, dùng để xác định địa vị pháp lý, đối tượng thụ hưởng các quyền lợi, và tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị. Để hiểu thêm về nội dung này, Luật sư Hải Phòng mời quý bạn đọc tham khảo nội dung bài viết Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không? dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 111/2011/NĐ-CP

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 2 điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh” có thể được hiểu là việc bộ phận cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ xem xét chứng thực con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu ở nước ngoài để giấy tờ này được công nhận rằng hợp lệ và có quyền sử dụng tại Việt Nam. Lưu ý rằng, cơ quan ở Việt Nam chỉ được quyền phê duyệt khi giấy khai sinh đó đã được cán bộ có thẩm quyền của nước họ chứng nhận lãnh sự.

Về nguyên tắc, việc chứng nhận hợp thức hóa giấy khai sinh chỉ chứng thực chữ ký, con dấu, chức danh, không bao hàm việc chứng thực cả hình thức và nội dung của tài liệu cần hợp pháp hóa. 

Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?

Theo quy định, hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh chính là yêu cầu bắt buộc phải có khi thực hiện một số thủ tục hành chính có liên quan đến các yếu tố nước ngoài. 

Những loại hồ sơ yêu cầu phải có tờ khai hợp thức hóa lãnh sự giấy khai sinh như: 

  • Hồ sơ du học, hồ sơ định cư ở nước ngoài
  • Kết hôn với người nước ngoài
  • Người nước ngoài muốn đăng ký hộ tịch để sinh sống tại Việt Nam
  • Người nước ngoài có nhu cầu nhận con nuôi ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm  Quy định luân chuyển cán bộ công chức năm 2022 như thế nào?

Thế giới mở cửa cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu hợp pháp hóa lãnh sự ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc chờ đợi cũng mất khá nhiều thời gian. Do vậy, bạn nên nắm rõ các trường hợp được luật pháp miễn hợp thức hóa để tránh lãng phí thời gian quý báu. 

Một số trường hợp cụ thể như sau: 

  • Được miễn theo điều ước quốc tế, trong đó Việt Nam và các nước liên quan đều tuân theo nguyên tắc có đi có lại 
  • Giấy khai sinh được trao đổi trực tiếp hoặc bằng hình thức ngoại giao giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Giấy khai sinh được miễn trong một số hồ sơ theo luật pháp Việt Nam.
  • Khi đại diện cơ quan tiếp nhận giấy tờ ở Việt Nam hoặc nước ngoài không bắt buộc
Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?

Trong đó, hiện tại đã có khoảng 30 nước trên thế giới đang ký kết hiệp định miễn hợp pháp hóa lãnh sự, trong đó có miễn hợp pháp hóa giấy khai sinh. Danh sách các nước được miễn hợp pháp hóa giấy khai sinh bao gồm:

  1. Afghanistan
  2. Cộng hòa Ba Lan (Poland)
  3. Algeria
  4. Cộng hòa Bê-la-rút (Belarus)
  5. Cộng hòa Bun-ga-ri (Bulgaria)
  6. Cộng hòa Ca-dắc-xtan (Kazakhstan)
  7. Vương quốc Campuchia (Cambodia)
  8. Triều Tiên (North Korea)
  9. Vương quốc Đan Mạch (Denmark)
  10. Cộng hòa Cu-ba (Cuba)
  11. Cộng hòa Hung-ga-ri (Hungary)
  12. Trung Quốc (Đài Loan) (Taiwan)
  13. CHDCND Lào (Laos)
  14. Vương quốc Hà Lan (Netherlands)
  15. Cộng hòa Séc (Czech)
  16. Trung Quốc – China
  17. Liên bang Thụy Sĩ (Switzerland)
  18. Cộng hòa Pháp (France)
  19. Cộng hòa Xlô-va-ki-a (Slovakia)
  20. U-crai-na (Ukraine)
  21. Liên Bang Nga (Russia)
  22. Cộng hòa I-rắc (Iraq)
  23. Cộng hòa Ý (Italy)
  24. Vương quốc Tây Ban Nha (Spain)
  25. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (Indonesia)
  26. Mông Cổ (Mongolia)
  27. Úc (Australia)
  28. Ru-ma-ni (Romania) 
  29. Ni-ca-ra-goa (Nicaragua)   
  30. Nhật Bản (Japan)

Thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh như thế nào?

Tùy theo đương sự đến hợp pháp hóa mà giấy tờ cần chuẩn sẽ khác nhau. Trong đó, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh của 2 trường hợp đương sự Việt Nam và đương sự người nước ngoài cụ thể như sau:

Đương sự là người Việt Nam 

Trong trường hợp đương sự là người Việt Nam, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại đây. Muốn hợp thức hóa giấy khai sinh thì phải dựa trên các bước sau:

  • Bước 1: Mang giấy khai sinh đi dịch thuật sang ngôn ngữ muốn sử dụng, sau đó công chứng giấy tờ này.
  • Bước 2: Khai thông tin trên tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Bước 3: Photo bản dịch giấy khai sinh + chứng minh nhân dân người nộp.
  • Bước 4: Đem đến Cục Lãnh Sự – Bộ Ngoại Giao Việt Nam để được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh đó.
  • Bước 5: Nhận kết quả chứng nhận lãnh sự. Sau đó đem giấy khai sinh đó đến Đại Sứ Quán để được hỗ trợ hợp pháp hóa, xuất trình.
Có thể bạn quan tâm  Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì?

Đương sự là người nước ngoài 

Đối với đương sự là người nước ngoài thì giấy tờ cũng tương tự, chỉ khác nơi nộp giấy tờ và nơi chứng nhận. Cụ thể các bước như sau:

  • Bước 1: Mang giấy khai sinh đi dịch thuật sang tiếng Việt. Sau đó đi công chứng giấy tờ này. 
  • Bước 2: Khai thông tin trên tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Bước 3: Photo bản dịch giấy khai sinh + chứng minh nhân dân người nộp.
  • Bước 4: Đem đến cơ quan thực hiện công tác lãnh sự của quốc gia đó để được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh đó.
  • Bước 5: Nhận kết quả chứng nhận lãnh sự. Sau đó đem giấy khai sinh đó đến Đại Sứ Quán Việt Nam tại quốc gia đó để được hỗ trợ hợp pháp hóa, xuất trình. 

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Giấy khai sinh có phải hợp pháp hóa lãnh sự không?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tra cứu quy hoạch đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay?

Theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
–  Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
– Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
– Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?
Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự?

Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
– Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận chữ ký, con dấu, và chức danh trên giấy khai sinh đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận lãnh sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan