Dịch vụ tư vấn hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng

Để thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải lưu ý đến các điều kiện và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là gì? Điều kiện thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là gì? Quy định về hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất thế nào? Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất ra sao? Sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở đâu thì uy tín? Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ , hãy tham khảo Dịch vụ hướng dẫn soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng nhanh chóng và trọn gói, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hết khả năng của mình. Hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là gì?

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được pháp luật ghi nhận là một loại tài sản có thể góp vốn. 

Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Khoản 1 Điều 104 Luật đất đai năm 2013.

Theo quy định tại khoản 1 điều 34 luật doanh nghiệp 2020 quy định về loại tài sản góp vốn như sau:

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 10 điều 3 của Luật Đất đai 2013 quy định: 

“10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất“.

Theo đó Hợp đồng góp vốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là sự thỏa thuận giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn, có thể là cá nhân, tổ chức theo đó bên góp vốn sẽ đưa quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để góp vốn thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty đã được thành lập để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.

Điều kiện thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Luật đất đai 2013 mở rộng hơn các quyền của người sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013. Bao gồm:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn thủ tục khi đăng ký kết hôn tại Hải Phòng

Bên cạnh đó, chủ thể tham gia giao dịch về góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Điều kiện của bên nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 193 Luật đất đai 2013. Bao gồm:

  • Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
  • Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

Các loại hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

Hình thức thứ nhất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong trường hợp quyền sử dụng đất được góp vốn theo hình thức này, chủ thể nhận góp vốn không được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Hình thức thứ hai, góp vốn để thành lập ra một doanh nghiệp mới hoặc cùng sản xuất kinh doanh với một doanh nghiệp đã thành lập từ trước. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Thủ tục này không yêu cầu lệ phí trước bạ; Chủ thể nhận góp vốn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi bên góp vốn hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng

Bước 1: Soạn một bản hợp đồng ghi nhận quốc ngữ, tiêu ngữ, tên hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Bước 2: Ghi nhận thông tin cá nhân cơ bản của các bên trong hợp đồng như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại, …

Bước 3: Xác định những vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cụ thể:

Thông tin về đối tượng của hợp đồng:

  • “Thửa đất số”, “Tờ bản đồ số”, “Địa chỉ thửa đất”, “Hình thức sử dụng”, “Mục đích sử dụng”, “Thời hạn sử dụng”, “Nguồn gốc sử dụng”, “Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có)”: điền các thông tin tương ứng vào hợp đồng dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • “Tài sản gắn liền với đất”: Ghi rõ những tài sản gắn liền với đất gồm gì
  • Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản (nếu có).

Giá trị góp vốn: Giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất của Hợp đồng này là bao nhiêu tiền?

Dịch vụ tư vấn hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng

Thông tin về thời hạn góp vốn: Thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất của Hợp đồng này là bao lâu kể từ ngày bao nhiêu?

Thông tin về mục đích góp vốn.

Việc đăng ký góp vốn và lệ phí: Hai bên thỏa thuận về vấn đề bên góp vốn hay bên nhận góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký góp vốn/ chịu trách nhiệm nộp lệ phí.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng: Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm  Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2023

Sự cam đoan của bên bán và bên mua trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Bước 4: Cả hai bên ký và ghi rõ họ tên.

Bước 5: Nội dung lời chứng của công chứng viên về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Tải xuống mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Hải Phòng

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo pháp luật hiện hành, khi tiến hành góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người góp vốn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai (Mẫu số 09/ĐK);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã cấp);
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/quyết định thành lập của tổ chức;
  • Trích lục bản đồ địa chính;

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chủ thể góp vốn phải sau khi đã chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ góp vốn quyền sử dụng đất, sẽ nộp hồ sơ đó về văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, khi xác định đã đủ các quyền để thực hiện theo quy định thì tiếp tục thực hiện việc gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thu nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

Chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi nào?

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm:

  • Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
  • Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
  • Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Luật sư Hải Phòng

Luật sư Hải Phòng là đơn vị chuyên nghiệp giải quyết tất cả những nguyện vọng về góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại mọi địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Luật sư Hải Phòng. Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Tư vấn nội dung thủ tục hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Rà soát, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Tư vấn điều kiện thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Tư vấn điều kiện của bên nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng của bên nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Đại diện quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp.
Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Hải Phòng năm 2022

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Luật sư Hải Phòng?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Hải Phòng có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Hải Phòng sẽ bảo mật 100%.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thủ tục Đổi tên căn cước công dân, Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Chuyển khẩu theo nhà chồng, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà, Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, Đăng ký khai sinh cha mẹ đã chết, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Khởi kiện bạo lực gia đình, Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng có sẵn, Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đăng ký biến động đất đai không?

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp đăng ký biến động cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất thì bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai.

Đất đang có tranh chấp có được góp vốn bằng quyền sử dụng không?

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013 có quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
b) Đất không có tranh chấp;
Đất đang có tranh chấp thì người sử dụng đất không được quyền sử dụng quyền sử dụng đất này để góp vốn.

Cơ sở tôn giáo có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất không?

Theo Khoản 2 Điều 181 Luật đất đai 2013 quy định:
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời