Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng

Hiện nay, giao dịch mua bán nhà ở diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là một trong những thủ tục pháp lý gần gũi và quen thuộc với hầu hết người dân. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở này đặc biệt ở điểm nhà nước là chủ sở hữu nên pháp luật có quy định riêng về giao dịch này. Vậy, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm những loại nào? Cách soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như thế nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ gì để hoàn tất hợp đồng? Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng này, hãy tham khảo Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng nhanh chóng và trọn gói, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hết khả năng của mình. Hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật nhà ở 2014
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là gì?

Theo Luật Nhà ở 2014 quy định về khái niệm nhà ở như sau: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định: ”Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

Theo đó Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán là cơ quan nhà nước, theo đó cơ quan nhà nước tức bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho cơ quan nhà nước.

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm những loại nhà ở nào?

Hiện nay nhà ở đang là vấn đề rất được quan tâm, có thể hiểu nhà ở đó là công trình xây dựng với mục đích để  và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình hay cá nhân. Căn cứ theo điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước luật nhà ở 2014 quy định cụ thể về các loại nhà ở thuộc sỏ hữu nhà nước bao gồm: 

  • Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
  • Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
  • Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản. Như chúng ta đã thấy như trên thì các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm có 05 loại, theo đó 05 loại đó phải tuân thủ các quy định và chịu sự quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và quản lý cũng như cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. 

Có thể bạn quan tâm  Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc năm 2022?

Đối tượng được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?

Thứ nhất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 của Luật nhà ở như cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhà nước, cán bộ công chức của cơ quan của Đảng… chỉ được thuê nhà ở.

Thứ hai, đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Thứ ba, đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở nếu chưa được mua nhà ở xã hội thì được giải quyết mua nhà ở để phục vụ tái định cư.

Thứ tư, đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật nhà ở được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó.

Điều kiện được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?

Thứ nhất, đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật nhà ở.

Thứ hai, đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật nhà ở; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư.

Thứ ba, đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.

Thứ tư, đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.

Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cố các nội dung sau đây:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
  • Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Có thể bạn quan tâm  Tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào?

Thủ tục mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng

Căn cứ Điều 69 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được bổ sung, bổ sung một số điều tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 30/2021/NĐ-CP);
  • Căn cước công dân còn giá trị/Chứng minh nhân dân hoặc thẻ quân nhân (nếu người đề nghị mua nhà là quân nhân);
  • Hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận kết hôn (nếu là vợ chồng);
  • Hợp đồng thuê nhà ở hợp pháp (bản chính);
  • Các loại tài liệu chứng minh người mua nhà đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí có liên quan đến việc quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở;
  • Nếu là đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở thì phải có tài liệu chứng minh kèm theo (nếu có).

Bước 2: Trình tự thực hiện

Người đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ hợp lệ đến đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc đến cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);

Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận đồng thời thông báo ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ không có đủ thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Thời hạn giải quyết và kết quả

Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức họp để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất.

Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở đã xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách kèm theo văn bản xác định giá trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thẩm quyền mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng?

Về thẩm quyền bán nhà ở: Điều 64 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.

2. Đối với nhà ở cũ tại các địa phương nhưng đang do Bộ Quốc phòng quản lý, nếu Bộ Quốc phòng có nhu cầu chuyển giao sang cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý và bán thì Bộ Quốc phòng thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhà ở này. Sau khi tiếp nhận nhà ở từ Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này và có trách nhiệm tổ chức quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở.

Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng
Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng

Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Luật sư Hải Phòng

Luật sư Hải Phòng là đơn vị chuyên nghiệp giải quyết tất cả những nguyện vọng về mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại mọi địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Luật sư Hải Phòng. Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Tư vấn nội dung thủ tục hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Rà soát, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Tư vấn điều kiện hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Đại diện quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp;
  • Tư vấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Luật sư Hải Phòng?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư Hải Phòng sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn chia tài sản sau ly hôn tại Hải Phòng nhanh chóng, uy tín

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Hải Phòng có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Hải Phòng sẽ bảo mật 100%.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hải Phòng” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thủ tục Đổi tên căn cước công dân, Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Chuyển khẩu theo nhà chồng, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất, Đăng ký khai sinh cha mẹ đã chết, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng có sẵn…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như thế nào?

Nguyên tắc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc bán, cho thuê, cho thuê mua, thu hồi nhà ở và quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Nhà ở năm 2014.

Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?

Các cơ quan là đại diện chủ sở hữu và có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: 
+ Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.

Trách nhiệm và quyền hạn của hai bên mua bán nhà ở?

Bên mua:
Thực hiện việc trả tiền đầy đủ đúng thời hạn quy định và nghĩa vụ ghi trên hợp đồng này.
Sau khi trả hết số tiền mua nhà ở trong hợp đồng này và hoàn tất việc nộp lệ phí trước bạ và các khoản thuế khác theo quy định thì đến bên bán để thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng này người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định.
Bên bán:
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng đối với bên mua,trường hợp bên mua vi phạm hợp đồng quy định tại điều 2 của hợp đồng này thì thông báo cho bên mua và lập thủ tục hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại điều 4 của hợp đồng này.
Sau khi thanh lý hợp đồng này bên bán hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở cho bên mua theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời