Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc năm 2022?

Thưa Luật sư Hải Phòng. Em là Huy Hoàng, sinh viên năm hai, khoa Luật, trường Đại học Công Đoàn. Hiện tại em đang học đến bộ môn luật dân sự, em cảm thấy rất yêu thích môn học này, đặc biệt là phần chia thừa kế. Tuy nhiên, phần học này có một vấn đề em chưa hiểu rõ như sau: chia đất khi người thừa kế chết trước người viết di chúc như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn. Để giải đáp cho câu hỏi trên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vấn đề “Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?”.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó trong di chúc của người có di sản để lại có ghi nhận rõ chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện ở quy định đầu tiên trên đây.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Mặc dù trong di chúc người để lại di sản có quyền định đoạt ai là người được hưởng thừa kế, tuy nhiên những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trường hợp này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Thực tế, không phải người chết đi rồi thì tất cả mọi người đều là người thừa kế tài sản của người đó. Pháp luật có quy định rõ ràng về người thừa kế theo pháp luật; thứ tự thừa kế tại điều 651 Bộ luật dân sự như sau:

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà tại Hải Phòng

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Ai không được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 quy định:

  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản.
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản.
  • Có hành vi lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc nhằm mục đích hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản.

Theo đó những người có những hành vi trên sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại sản biết và vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Người thừa kế chết trước người lập di chúc thì con của người đó có được hưởng di sản không?

Căn cứ Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Tại Điều 649, Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 Chương XXIII Thừa kế theo pháp luật quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi như thế nào năm 2022?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?
Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?

Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?

Việc phân chia tài sản của người chết sẽ phụ thuộc vào việc người đó có tiến hành lập di chúc hợp pháp trước khi chết hay không? Đồng thời, đối với trường hợp những người hưởng thừa kế của nhau chết cùng thời điểm cũng không ngoại lệ. Do đó, tài sản của những người chết cùng thời điểm sẽ được xử lý như sau:

Trường hợp có di chúc

Căn cứ Điều 643 và 650 BLDS 2015, trường hợp những người hưởng thừa kế của nhau chết cùng lúc mà khi còn sống những người này có lập di chúc hợp pháp thì phần di chúc để lại cho người chết cũng không có hiệu lực. Khi đó, phần di sản liên quan đến phần di chúc này sẽ được phân chia theo pháp luật.

Phần di chúc còn lại vẫn có hiệu lực và di sản được phân chia theo di chúc cho những người còn lại.

Trường hợp không có di chúc

Trường hợp người chết để lại tài sản mà không có di chúc hoặc di chúc bị tuyên vô hiệu thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo thứ tự hàng thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015.

Di sản của người chết sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế, hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.

Những người được xác định là chết cùng thời điểm với nhau thì suất thừa kế đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế còn lại trong cùng hàng thừa kế, trừ trường hợp thừa kế thế vị, cụ thể theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015 thì nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thủ tục Đổi tên căn cước công dân, Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Chuyển khẩu theo nhà chồng, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà, Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, Đăng ký khai sinh cha mẹ đã chết, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Trích lục quyết định ly hôn, Đổi tên giấy khai sinh, Khởi kiện bạo lực gia đình, Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, Cách viết đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn thủ tục ủy quyền sử dụng thương hiệu tại Hải Phòng

Câu hỏi thường gặp

Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế ba mươi năm với bất động sản, mười năm với động sản. Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế?

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015 như sau:
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ liên quan đến Tòa có thẩm quyền.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện. Nếu đủ điều kiện Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 3 ngày, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết
Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ có khoảng thời gian là 04 tháng để chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ mời các bên lên thực hiện thủ tục hòa giải, phiên họp kiểm tra việc tiếp cận công khai chứng cứ, xem xét, thẩm định tại chỗ…Hết thời gian trên, Thẩm phán sẽ ban hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạm cần gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc là bao lâu?

Về thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời