Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hường, hiện tại tôi đang kinh doanh một hàng quán nhỏ nên không hiểu biết nhiều về các vấn đề pháp lý. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Trường hợp nào được cắt hộ khẩu? Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không? Trình tự và thủ tục cắt hộ khẩu như thế nào? Trường hợp nào không bị cắt tên ra khỏi sổ hộ khẩu? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để giải đáp cho câu hỏi trên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vấn đề “Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?”.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Cư trú 2020
  • Luật Hộ tịch 2014
  • Thông tư 55/2021/TT-BCA

Sổ hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.

Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.

Trường hợp nào được cắt hộ khẩu?

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới; thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý; trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn; mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
  • Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?

Theo quy định mới về hồ sơ chuẩn bị tách khẩu không có yêu cầu hộ khẩu là hồ sơ bắt buộc. Cho nên khi đi làm hồ sơ cắt khẩu sẽ không cần hộ khẩu. Tuy nhiên theo thông báo mới nhất, do theo lộ trình xoá sổ hộ khẩu cho nên trong giai đoạn này khi bạn đi làm các thủ tục liên quan đến xác nhận cư trú làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu (cắt khẩu); thì sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi. Trong trường hợp bạn đi làm cắt khẩu nhưng nhà bạn không có hộ khẩu thì vẫn được bình thường chỉ khác ở chổ là sẽ không có thủ tục thu hồi sổ hộ khẩu.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Hải Phòng

Đặc biệt hơn nữa trong tương lai khi bạn muốn cắt khẩu thì bạn chỉ cần tờ khai thay đổi thông tin cư trú; trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp là được; mà không cần đem theo sổ hộ khẩu để cập nhập lại như trước.

Các trường hợp không bị cắt tên ra khỏi sổ hộ khẩu

Trừ trường hợp: Việc vắng mặt là do xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

  • Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?
Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?

Thủ tục cắt hộ khẩu như thế nào?

Điều kiện thực hiện thủ tục tách hộ khẩu

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một nơi thường trú phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới; thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn thuận tình ly hôn nhanh tại Hải Phòng nhanh chóng, uy tín

Hồ sơ tách hộ bao gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp; trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch; thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn; và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ tách hộ; cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ; hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Trường hợp không có sổ hộ khẩu có cắt khẩu được không?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thủ tục Đổi tên căn cước công dân, Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Chuyển khẩu theo nhà chồng, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho mượn đất, Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà, Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, Đăng ký khai sinh cha mẹ đã chết, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Trích lục quyết định ly hôn, Đổi tên giấy khai sinh, Khởi kiện bạo lực gia đình, Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, Gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước xử phạt thế nào…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng

Câu hỏi thường gặp

Trích lục hộ khẩu mất bao lâu?

Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra; xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã; không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân; nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra; xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị,; Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh; và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh; về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch; tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác; đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.

Lợi ích của việc thay thế sổ hộ khẩu là gì?

Thay thế sổ hộ khẩu giúp tiết kiệm chi phí, thời gian.
Việc sử dụng mã số định danh cá nhân để quản lý dân cư thông qua việc cập nhật, kết nối từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm nhiều chi phí.
Theo Bộ Công an, hiện nay, công dân khi đi giao dịch phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe…, thậm chí học sinh khi đi học phải có giấy khai sinh.

Điều kiện để được tách hộ là gì?

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời