Quy định luân chuyển cán bộ công chức năm 2022 như thế nào?

Luân chuyển được hiểu là việc cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đọa, quản lý được bổ nhiệm hoặc cử giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định nào đó để được bồi dưỡng, đào tạo và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ đó. Vậy quy định luân chuyển cán bộ công chức hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển ra sao? Hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cán bộ, công chức năm 2008
  • Nghị định 138/2020/NĐ-CP

Luân chuyển cán bộ là gì?

Việc luân chuyển cán bộ được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, công chức như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đối tượng luân chuyển cán bộ công chức?

Căn cứ theo quy định Điều 52 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về luân chuyển công chức: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đạo tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.(Điều 3 – Quyết định số 98 quyết định của Trung ương).

Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và ý nghĩa. Tuy nhiên, việc luân chuyển này phải theo đúng quy định, đúng trình tự, quy trình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được luân chuyển.

Quy định luân chuyển cán bộ công chức như thế nào?

Quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Điều 52 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định về luân chuyển công chức: căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ hồng năm 2023

Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

1. Đối tượng luân chuyển:

a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;

Quy định luân chuyển cán bộ công chức năm 2022 như thế nào?
Quy định luân chuyển cán bộ công chức năm 2022 như thế nào?

b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;

c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.

2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.

Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ thực hiện đối với cán bộ, công chức không giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo và không làm thay đổi tính chất công việc của cán bộ, công chức, viên chức; chỉ chuyển đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị định số 158/2007ND-CP…

+ Cơ quan, tổ chức đơn vị nào phải thực hiện việc chuyển đổi:

Căn cứ quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm:

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.

+ Những vị trí công tác nào phải thực hiện việc chuyển đổi:

Điều 25 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể: Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.

Có thể bạn quan tâm  Người đi tù oan được bồi thường như thế nào theo quy định 2022?

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

+ Nguyên tắc và trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển đổi:

Căn cứ quy định tại Điều 24 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ các nguyên tắc: bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.

Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển

*  Về phạm vi: Luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

* Đối tượng: Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

* Chức danh bố trí luân chuyển: Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng. Đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định luân chuyển cán bộ công chức năm 2022 như thế nào?”. Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Đăng ký bảo hộ logo… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ, công chức như thế nào?

– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định.
– Có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác.
– Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức như thế nào?

Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển…
Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

Thời gian luân chuyển cán bộ, công chức là bao nhiêu lâu?

Ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời