Hợp đồng vay tiền ngân hàng cần có những nội dung gì?

Vay tiền ngân hàng là việc diễn ra khá phổ biến ngày nay. Nhiều người khó khăn cần phải mượn tiền ngân hàng để chi tiêu, tiêu dùng. Số tiền trong trường hợp vay tiêu dùng không quá lớn. Tuy nhiên nhiều trường hợp vay với số tiền lớn để mua ô tô, xe máy, mua nhà, mua chung cư, hoặc cần vốn để kinh doanh. Tất cả các trường hợp đó sẽ đều cần phải dùng đến hợp đồng vay tiền ngân hàng. Vậy nội dùng cần có trong một bản hợp đồng vay tiền là gì? Hãy tìm hiểu câu trả lời đó cùng với Luật Sư Hải Phòng.

Hợp đồng vay tiền ngân hàng
Hợp đồng vay tiền ngân hàng

Nội dung chính cần có trọng một hợp đồng vay tiền

Phần đầu

Cũng như các loại văn bản pháp lý khác thì hợp đồng cần có Quốc hiệu, tiêu ngữ ở phần đầu. Kem với đó là tên của văn bản, HỢP ĐỒNG CHO VAY, và ngày tháng năm ký kết hợp đồng, địa điểm ký kết.

Tiếp đó là các bên tham gia, gồm bên cho vay và bên vay. Cụ thể bên cho vay sẽ là ngân hàng mà người vay vay tiền. Các thông tin về ngân hàng (bên cho vay) gồm có: Tên ngân hàng, chi nhánh, mã số Doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, fax, người địa diện ngân hàng.

Thông tin bên vay, nêu là doanh nghiệp thì sẽ cần những thông tin tương tự như bên cho vay. Bên vay là cá nhân thì cần thông tin về hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại; gmail (nếu có).

Lưu ý: Nếu là cá nhân mà chưa kết hôn có thể sẽ cần cung cấp giấy xác nhận độc thân. Nếu đã kết hôn sẽ cần sản sao giấy đăng ký kết hôn, và cả hai vợ chồng sẽ điền đầy đủ thông tin vào bên vay.

Phần tiếp theo sẽ là các điều khoản mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng

Số Tiền Cho Vay, Thời Hạn Cho Vay, Mục Đích Sử Dụng Tiền Vay, Đồng Tiền Cho Vay, Phương Thức Giải Ngân và Phương Thức Cho Vay

1. Số tiền cho vay: ………………………(Bằng chữ:……………………………………………………………….)

2. Thời hạn cho vay:………………………………………(Bằng chữ: ………………………….), tính từ ngày tiếp theo của ngày Bên Ngân hàng giải ngân vốn vay đầu tiên cho Bên vay.

3. Mục đích sử dụng tiền vay:……………………………………………………………….. Bên vay có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bên Ngân hàng về mục đích sử dụng vốn vay của mình.

4. Điều kiện và phương thức giải ngân:

a) Bên Ngân hàng chỉ giải ngân cho Bên vay sau khi Bên vay và các bên liên quan (nếu có) đã đáp ứng tất cả các điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Bên Ngân hàng theo sản phẩm cho vay mà Bên vay tham gia. Bên Ngân hàng có quyền từ chối giải ngân trong trường hợp quy định của pháp luật không cho phép giải ngân và/hoặc xảy ra trường hợp bất khả kháng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Bên Ngân hàng dẫn đến việc Bên Ngân hàng không thể giải ngân.

b) Bên Ngân hàng giải ngân cho Bên vay theo phương thức: MB01. QĐ-TDCN/14 – 2 – Giải ngân một lần Giải ngân nhiều lần Bằng tiền mặt Chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của Bên vay Chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của Bên thụ hưởng Mỗi lần rút vốn vay, Bên vay phải báo trước cho Bên Ngân hàng ít nhất …………… ngày làm việc và gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, đồng thời ký Khế ước nhận nợ và các chứng từ liên quan theo yêu cầu của Bên Ngân hàng. Bên vay chỉ được rút vốn vay trong thời hạn ……………kể từ ngày ký kết Hợp đồng này; sau thời hạn này, Bên vay chỉ được rút vốn nếu được Bên Ngân hàng đồng ý. Bên vay phải rút vốn vay lần đầu trong thời hạn …………… kể từ ngày ký kết Hợp Đồng này, sau thời hạn này, Bên vay chỉ được rút vốn nếu được Bên Ngân hàng đồng ý. Trường hợp Bên vay không rút vốn trong thời hạn nêu trên hoặc Bên vay rút vốn sau thời hạn nêu trên và được Bên Ngân hàng đồng ý, Bên vay phải thanh toán phí cam kết rút vốn theo quy định tại Khoản 5, Điều 2 Hợp đồng này.

c) Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

Lãi Suất Cho Vay, Phí Và Các Chi Phí Khác

1. Lãi suất cho vay (trong hạn): Lãi suất cho vay và cơ chế điều chỉnh lãi suất được Bên Ngân hàng và Bên vay thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của Bên vay và được quy định cụ thể trong (các) Khế ước nhận nợ và/hoặc các văn bản liên quan ký kết giữa Bên vay và Bên Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm  Trường hợp NLĐ có thể bị đuổi việc ngay tức khắc năm 2023

2. Lãi suất cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Lãi suất cho vay trong hạn áp dụng trong trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo quy định của Bên Ngân hàng tại thời điểm cơ cấu lại, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm cơ cấu lại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mức lãi suất cho vay áp dụng trong trường hợp cơ cấu lại cũng được điều chỉnh định kỳ như cách điều chỉnh lãi suất cho vay trong hạn theo thỏa thuận của Các Bên trong Hợp đồng này và (các) Khế ước nhận nợ.

3. Lãi suất quá hạn: Lãi suất cho vay áp dụng đối với dư nợ gốc quá hạn và lãi suất chậm trả áp dụng đối với tiền lãi chậm trả được xác định như sau:

a) Lãi suất cho vay áp dụng đối với dư nợ gốc quá hạn: Bằng 150% mức lãi suất cho vay trong hạn áp dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

b) Lãi suất chậm trả áp dụng đối với tiền lãi chậm trả: Bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn áp dụng tại thời điểm chậm trả lãi nhưng tối đa không quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

4. Phương pháp tính lãi đối với tiền lãi cho vay trong hạn, tiền lãi quá hạn đối với dư nợ gốc, tiền lãi đối với lãi chậm trả:

a) Tiền lãi được tính trên cơ sở một năm là 365 ngày. Số tiền lãi Bên vay phải trả mỗi kỳ được tính theo công thức bằng (=) ∑ (Số dư thực tế nhân (x) Số ngày duy trì số dư thực tế nhân (x) Lãi suất tính lãi) chia (/) 365, trong đó:

   (i) Thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày Bên Ngân hàng giải ngân vốn vay đến hết ngày liền kề trước ngày Bên vay thực tế thanh toán hết toàn bộ dư nợ cho Bên Ngân hàng. Thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. MB01. QĐ-TDCN/14 – 5 –

   (ii) Số dư thực tế: Là số dư cuối ngày tính lãi của số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà Bên vay còn phải trả cho Bên Ngân hàng được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

    (iii) Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi.

    (iv) Lãi suất tính lãi: Là mức lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, lãi suất quá hạn đối với dư nợ gốc, lãi suất chậm trả áp dụng với tiền lãi chậm trả như được Các Bên thỏa thuận tại Hợp đồng này, (các) Khế ước nhận nợ và các văn bản liên quan. Lãi suất tính lãi được tính theo tỷ lệ % theo năm với một năm là 365 ngày.

b) Trường hợp thời hạn tính từ khi Bên vay nhận giải ngân vốn vay đến khi Bên vay thanh toán khoản tiền Bên Ngân hàng đã giải ngân là dưới một ngày, Các Bên thỏa thuận rằng, thời hạn tính lãi và số ngày duy trì số dư thực tế để tính lãi được xác định là 01 (một) ngày, số dư thực tế dùng để tính lãi là số dư cuối ngày trong thời hạn tính lãi hoặc số dư tại thời điểm Bên vay trả nợ tùy thuộc vào thời điểm nào đến trước.

5. Bên vay phải thanh toán các khoản phí, chi phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) cho Bên Ngân hàng theo đúng thời hạn, số lượng và phương thức mà Bên Ngân hàng yêu cầu, cụ thể: a) Phí ………….:……………………..VND (Bằng chữ: ……………………), Thời điểm thanh toán: ………….; Phương thức thanh toán: …………………………….

b) Phí ………….:……………………..VND (Bằng chữ: ……………………), Thời điểm thanh toán: ………….; Phương thức thanh toán: …………………………….

Biện Pháp Bảo Đảm Tiền Vay

1. Để bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ của Bên vay theo Hợp đồng này, các Bên thống nhất áp dụng các biện pháp bảo đảm sau đây:

a) Thế chấp bằng ………………(ghi tên tài sản) …………………………;

b) Cầm cố bằng ………………….(ghi tên tài sản) ………………………..;

c) Các biện pháp, tài sản bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa Bên Ngân hàng với Bên vay và/hoặc Bên thứ ba (nếu có).

2. Chi tiết về các biện pháp và tài sản bảo đảm được thỏa thuận cụ thể trong các tài liệu sau đây được ký kết giữa Bên Ngân hàng với Bên vay và/hoặc các Bên liên quan: (i) Hợp đồng bảo đảm (thế chấp/cầm cố/bảo lãnh) số ……………. ký ngày ……./……/……; (ii) các Hợp đồng bảo đảm ký sau ngày phát sinh hiệu lực của Hợp đồng cho vay này; và (iii) các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế các Hợp đồng bảo đảm nêu trên.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ hồng năm 2023

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Bên Ngân Hàng

1. Quyền của Bên Ngân hàng:

a) Từ chối giải ngân tiền vay nếu Bên vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục theo

yêu cầu của Bên Ngân hàng hoặc trong trường hợp Bên Ngân hàng không thể giải ngân

theo quy định của Hợp đồng này;

b) Được quyền thay đổi thời hạn điều chỉnh lãi suất và biên độ điều chỉnh lãi suất cho phù hợp

khi thị trường có biến động bất thường hoặc chính sách tiền tệ và lãi suất của Ngân hàng

Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến lãi suất khoản vay. Trường hợp, Bên vay không

đồng ý với các nội dung điều chỉnh của Bên Ngân hàng, Bên vay có quyền trả nợ trước hạn

và không phải thanh toán phí trả nợ trước hạn cho Bên Ngân hàng.

c) Được quyền yêu cầu Bên vay sử dụng mọi tài sản, nguồn thu của Bên vay để thanh toán các

khoản nợ cho Bên Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn;

d) Được quyền liên hệ trực tiếp với các bên có nghĩa vụ tài sản đối với Bên vay để nhận các

khoản tiền, tài sản mà bên đó phải trả hoặc phải giao cho Bên vay;

e) Được quyền trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu Bên vay thông báo, cung cấp thông tin về việc

sử dụng vốn vay, tình hình tài sản, thu nhập của Bên vay, về tài sản bảo đảm và các thông

tin khác liên quan đến khoản vay hoặc đến tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Bên vay;

f) Được yêu cầu Bên vay bổ sung thêm tài sản của mình hoặc của Bên thứ ba vào thế chấp,

cầm cố, ký quỹ cho Bên Ngân hàng trong các trường hợp Bên Ngân hàng nhận định rằng

giá trị tài sản bảo đảm hiện tại không đủ để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên vay;

g) Được quyền xử lý tài sản bảo đảm của Bên vay và/hoặc Bên thứ ba (nếu có) theo quy định

của pháp luật để thu hồi nợ;

h) Có toàn quyền chuyển giao, bán cho Bên thứ ba toàn bộ hoặc một phần khoản nợ của Bên

vay theo Hợp đồng này mà không cần phải có sự đồng ý của Bên vay trên cơ sở phù hợp

với các quy định của pháp luật có liên quan.

i) Có quyền sử dụng các thông tin về Bên vay và các khoản tín dụng của Bên vay bao gồm cả

các thông tin từ các văn bản, các tài liệu do Bên vay cung cấp; các hợp đồng, văn bản ký

kết giữa Bên vay và Bên Ngân hàng để cung cấp cho các đơn vị có chức năng cung cấp

dịch vụ thông tin tín dụng và/hoặc đánh giá tín nhiệm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,

hoặc cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định

của pháp luật.

j) Trường hợp Bên vay có nhiều người, thì tất cả các Bên vay phải cùng liên đới thực hiện

nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng này. Không phụ thuộc vào bất kỳ quy định hay thỏa

thuận nào khác giữa các Bên vay, Bên Ngân hàng có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số các

Bên vay phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo Hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của Bên Ngân hàng:

a) Giải ngân tiền vay cho Bên vay theo đúng thỏa thuận;

b) Giải chấp tài sản bảo đảm (nếu có) sau khi Bên vay đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ đối

với Bên Ngân hàng.

3. Bên Ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và theo quy

định của pháp luật.

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Bên Vay

1. Quyền của Bên vay:

a) Được nhận và sử dụng vốn vay từ Bên Ngân hàng theo đúng thỏa thuận;

b) Được yêu cầu Bên Ngân hàng giải tỏa tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của Bên vay (nếu có)

sau khi Bên vay hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với Bên Ngân hàng.

2. Nghĩa vụ của Bên vay:

a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc

vay vốn theo yêu cầu của Bên Ngân hàng trong suốt quá trình vay vốn;

b) Cung cấp thông tin và/hoặc tạo mọi điều kiện để Bên Ngân hàng trực tiếp kiểm tra về tình

hình sử dụng vốn vay, tình hình tài sản, thu nhập của Bên vay, về tài sản bảo đảm và các

thông tin khác liên quan đến khoản vay hoặc đến tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của

Bên vay;

c) Bổ sung thêm tài sản vào thế chấp, cầm cố, ký quỹ…để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

trả nợ theo Hợp đồng này trong các trường hợp Bên Ngân hàng có yêu cầu;

d) Thực hiện đúng các quy định về lãi suất đã được thỏa thuận tại Hợp đồng này và các văn

Có thể bạn quan tâm  VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

bản liên quan;

e) Thực hiện đúng các nghĩa vụ theo Hợp đồng này và các văn bản liên quan ký giữa các Bên,

nếu vi phạm mà gây thiệt hại thì bồi thường cho Bên Ngân hàng toàn bộ thiệt hại phát sinh,

các thiệt hại này có thể bao gồm chi phí tìm kiếm, thu giữ xử lý tài sản bảo đảm; chi phí luật

sư, án phí, lệ phí Tòa án, phí thi hành án; các khoản chi phí mà Bên Ngân hàng phải bồi

thường hay chịu phạt với Bên thứ ba do vi phạm của Bên vay trực tiếp hoặc gián tiếp gây

nên v.v…;

f) Trường hợp Bên vay được giải ngân vốn vay bằng tiền mặt hoặc được giải ngân vào tài

khoản thanh toán của Bên vay, Bên vay cam kết sử dụng vốn vay để thanh toán cho bên thụ

hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

hoặc để thanh toán trong các trường hợp khác mà pháp luật cho phép. Bên vay có trách

nhiệm cung cấp cho Bên Ngân hàng các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán cần thiết để

Bên Ngân hàng thực hiện giải ngân và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung

thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho Bên Ngân hàng.

g) Thông báo bằng văn bản cho Bên Ngân hàng trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra một

trong các trường hợp sau:

– Xảy ra một trong các trường hợp nêu tại điểm c), d), e) khoản 1, Điều 6 của Hợp đồng

này;

– Bên vay thay đổi Hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc, điện thoại và/hoặc các thay đổi

khác ảnh hưởng đến việc thông tin, liên lạc giữa hai Bên.

h) Bên vay đồng ý rằng, khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây, Bên vay sẽ không được

Bên Ngân hàng tiếp tục giải ngân, sẽ bị chấm dứt hạn mức tín dụng (nếu có) và phải thực

hiện trả nợ trước hạn cho Bên Ngân hàng (nếu đã phát sinh dư nợ):

– Bên vay không thực hiện rút vốn trong thời hạn (nếu có) được quy định trong Hợp

đồng này, các văn bản có liên quan và/hoặc yêu cầu của Bên Ngân hàng.

– Bên Ngân hàng không thực hiện giải ngân được do Bên vay không đáp ứng đủ các điều

kiện giải ngân/cấp tín dụng;

– Các hồ sơ, thông tin Bên vay cung cấp cho Bên Ngân hàng là không chính xác, không

trung thực; Bên Ngân hàng nhận định Bên vay có dấu hiệu gian lận, giả mạo khi vay

vốn hoặc tài sản bảo đảm cho khoản vay của Bên vay có dấu hiệu phát sinh tranh chấp,

khiếu nại.

Trong các trường hợp nêu trên, Bên vay cam kết sẽ bồi thường cho Bên Ngân hàng đầy đủ

các khoản chi phí giám định, định giá, thẩm định cấp tín dụng mà Bên Ngân hàng đã thanh

toán hoặc phải gánh chịu. Ngoài các chi phí nêu trên, Bên vay phải bồi thường các chi phí,

các thiệt hại thực tế khác cho Bên Ngân hàng theo quy định của pháp luật từng thời kỳ.

i) Không được chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này cho Bên

thứ ba, trừ trường hợp được Bên Ngân hàng đồng ý bằng văn bản.

3. Bên vay có các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng bảo đảm

tiền vay, các văn bản khác ký kết với Bên Ngân hàng và theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là những nội dung chính của một hợp đồng vay tiền ngân hàng. Thực tế tùy từng ngân hàng mà họ sẽ đưa những điều khoản vào hợp đồng, tuy nhiên không thể thiếu những nội dung chính trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời chúng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tiền là gì?

Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền theo đúng số lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mức lãi suất tối đa mà ngân hàng có thể áp dụng cho một hợp đồng vay tiền là bao nhiêu?

Theo khoản 1 điều 468: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Theo đó mức lãi suất tối đa là 20%/năm.

Đánh giá post

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời