Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi được một công ty thuê chở hàng hóa nhưng tôi không biết rằng khi chở hàng hóa nguy hiểm cẩn phải có giấy phép. Tôi có thắc mắc quy định pháp luật về việc vận chuyển hàng nguy hiểm như thế nào? Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào? Tôi bị phạt 2 triệu thì có đúng không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 42/2020/NĐ-CP
  • Luật Giao thông đường bộ 2008

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn không?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:

“1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.

2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.”

Như vậy, theo quy định hiện hành thì người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích hàng nguy hiểm như sau:

“29. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 78 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm

Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?
Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?

1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.

3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.”

Theo quy định nêu trên, hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm  Những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự năm 2023

Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?

Theo quy định tại các khoản 2, 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.”

Theo quy định nêu trên, trường hợp người tài xế ô tô thực hiện hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Ngoài ra tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và nếu gây ô nhiễm môi trường còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép của tài xế bị phạt tiền 2 triệu đồng có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục chuyển nhượng nhà ở thương mại như thế nào?

‘Điều 23. Phạt tiền

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Theo quy định đó, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Khung tiền phạt đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Theo đó, việc quyết định mức phạt đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép của tài xế là 2.000.000 đồng hay 3.000.000 đồng còn tùy thuộc vào việc có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trong vận chuyển hàng nguy hiểm không. Tuy nhiên, không được giảm quá mức tối thiểu hay vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Việc bạn bị phạt 2 triệu đồng có thể thấy có tình tiết giảm nhẹ nên mức tiền phạt được giảm xuống dưới mức trung bình của khung tiền phạt là 2.500.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về Quy định “Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến dịch vụ đăng ký bản quyền, của chúng tôi hay tìm hiểu về phí tách sổ đỏ bao nhiêu tiền… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, trong đó:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

Có thể bạn quan tâm  Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng hiện nay?
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

Quy định về xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời