Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?

Chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hoàng Nam, là người ở tỉnh khác sang Thành phố Hải Phòng sinh sống và làm việc. Hai hôm trước, tôi có bắt xe khách từ Hải Phòng về Thanh Hóa, tôi gặp phải một vấn đề như sau: Sau khi lên xe khách tôi vẫn thấy bình thường vì ai ngồi ghế của người đó. Nhưng lúc xe gần di chuyển, tôi đã thấy xe đủ hết số lượng người và ghế ngồi, tuy nhiên phụ xe và lái xe vẫn nhận thêm khách. Vậy nên chỗ ngồi của tôi bị chèn ép, người trên xe bị nhồi nhét quá tải. Luật sư cho tôi hỏi: Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Quy định về việc vận tải hành khách bằng ô tô như thế nào?

Căn cứ tại Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008, người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

+ Đón, trả hành khách đúng nơi quy định (nơi đã được chỉ định đón khách như bến, bãi…);

+ Không được chở hành khách trên mui hoặc trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

+ Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe;

+ Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định (theo trọng tải của xe và theo quy định pháp luật);

+ Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách và phải có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

Bên cạnh đó, Điều 70 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách như sau:

+ Phải thực hiện kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành (ví dụ hệ thống phanh xe, bánh xe, động cơ…);

+ Phải có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định (đúng nơi đã được sắp xếp trên xe);

Có thể bạn quan tâm  Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

+ Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn trước, trong quá trình di chuyển;

+ Phải có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe;

+ Thực hiện đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy (mục đích là đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp bất ngờ không thể xử lý kịp thời).

Như vậy, khi thực hiện vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục xe, người vận tải phải tuân thủ các quy định pháp luật an toàn giao thông như chúng tôi đã nêu trên.

Cách tính ô tô chở quá số người quy định

Vậy để tính số lượng người vượt quá quy định để xử phạt, ta sử dụng công thức sau:

X = Tổng số người trên xe khi lưu thông – (số chỗ ngồi trong quy định đăng ký xe + số người được phép chở vượt quá trên từng loại xe mà không bị xử phạt)

Trong đó: X là số lượng người vượt quá quy định để xử phạt.

Ví dụ: Xe ô tô 5 chỗ chở 7 người. Theo quy định xe dưới 10 chỗ được chở quá 1 người. Vậy cách tính như sau: X = 7 người – (5 người + 1 người) = 1 người vượt quá quy định.

Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?

Trường hợp tài xế xe ô tô khách chở vượt quá số người quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điểm o Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Một là, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm (khoản 1 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):

+ Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ;

+ Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ;

+ Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ;

+ Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ

Lưu ý: Các hành vi vi phạm tại khoản này không bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Hai là, khoản 4 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất

+ Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ;

+ Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ;

+ Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ;

+ Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?
Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với nhân viên xe vận chuyển hành khách

Căn cứ Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với nhân viên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
  • Hoặc không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi:

  • Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; 
  • Hoặc thu tiền vé cao hơn quy định.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định (xe chở khách) thực hiện hành vi: 

  • Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; 
  • Hoặc thu tiền vé cao hơn quy định.

Lưu ý: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm thu tiền vé cao hơn quy định còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

  • Thực hiện sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; 
  • Hoặc có hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách hoặc bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
  • Hoặc xuống khách (trả khách) để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hành hung hành khách.

Mời bạn xem thêm

Có thể bạn quan tâm  Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hải Phòng về “Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như dịch vụ giải thể công ty, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô 7 chỗ ngồi được bao nhiêu người?

Theo quy định của pháp luật, các loại xe dưới 9 chỗ sẽ được phép chở thêm 1 người trên xe. Như vậy, đối với dòng xe 7 chỗ bạn sẽ được chở tối đa 8 người bao gồm cả tài xế.
Số người quy định được phép chở sẽ ghi ở trên giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận an toàn kiểm định của xe một cách rõ ràng.

Mức phạt tiền đối với người điều khiển xe máy chở quá số người là bao nhiêu?

Mức phạt tiền đối với người điều khiển xe máy chở quá số người (trừ chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người phạm pháp) là:
+ Chở theo 02 người trên xe: 200.000 đồng – 300.000 đồng
+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe: Phạt 400.000 đồng – 600.000 đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

Ô tô khách chạy không đúng lịch trình xử lý thế nào?

Đối với hành vi ô tô chở khách vi phạm “chạy không đúng lịch trình” sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 – 800.000 đồng.
– Luật GTĐB năm 2008 quy định đối với các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải chấp hành đầy đủ các quy định về thể lệ vận tải.
Cơ quan chức năng còn cấp cho ô tô vận tải hành khách sổ nhật trình xe chạy. Khi ô tô xuất bến phải đóng dấu ở đầu bến và đến bến cuối cũng phải đóng dấu xác nhận.
Trường hợp ô tô kinh doanh vận tải hành khách lưu thông trên đường không có sổ nhật trình sẽ bị lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường xử lý. Cụ thể, đối với hành vi ô tô chở khách vi phạm “chạy không đúng lịch trình” được quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt từ 500.000 – 800.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời