Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào năm 2022?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hoàng Lan, tôi có vấn đề cần được Luật sư giải đáp như sau: Tôi là một Đảng viên, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tuy nhiên, do sơ xuất trong việc cất hồ sơ và giấy tờ nên tôi đã làm mất thẻ Đảng viên. Tôi đã tìm thẻ trong 02 ngày qua mà không thấy. Tôi đang rất lo lắng, không biết rằng nếu làm mất thẻ Đảng viên thì có bị kỷ luật không? Và hình thức kỷ luật như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Mời bạn theo dõi bài viết “Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?” của chúng tôi, Luật sư Hải Phòng sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề nêu trên ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Quy định 69-QĐ/TW năm 2022
  • Hướng dẫn số 04-HD/TCTW

Điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức?

Để có thể được công nhận là Đảng viên chính thức, công dân cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định đã được nêu tại Điều lệ Đảng như sau:

+ Có tuổi đời từ 18 – 60 tuổi;

+ Phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên;

+ Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng;

+ Có lý lịch rõ ràng, trong sáng…

Do đó, một khi đã được công nhận là Đảng viên chính thức cũng đồng nghĩa với đó sẽ được phát thẻ Đảng viên. Vì lẽ đó, mỗi Đảng viên sau khi nhận được thẻ Đảng viên phải thực hiện đúng các quy định về sử dụng và bảo quản thẻ.

Trong trường hợp Đảng viên làm mất hoặc làm hỏng thẻ thì bắt buộc phải báo cáo ngay với cấp ủy để xét cấp lại hoặc đổi thẻ Đảng viên mới.

Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Can thiệp, tác động tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, đề cử, ứng cử, đi học, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.

b) Chỉ đạo hoặc yêu cầu bổ nhiệm người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

c) Thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, không trung thực, không khách quan.

d) Không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, cử đi học, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định.

đ) Thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, bậc, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu cử, ứng cử, khen thưởng, phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận danh hiệu, xét công nhận đạt chuẩn chức danh cho bố, mẹ (của mình, của vợ hoặc chồng), vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (của mình, của vợ hoặc chồng) không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

Có thể bạn quan tâm  Thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm năm 2023 như thế nào?

e) Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.

g) Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng; nhận xét, đề nghị kết nạp và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên; xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định.

h) Báo cáo, lập hồ sơ, khai sơ lược lý lịch, lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực. Khai lý lịch đảng viên không đúng đặc điểm chính trị của bản thân và quan hệ gia đình.

Thủ tục xin cấp lại thẻ đảng viên bị mất thế nào?

Để được cấp lại thẻ đảng viên bị mất, đảng viên báo cáo với Bí thư Chi bộ và xin hướng dẫn làm thủ tục để phát lại thẻ đảng viên.

Theo quy định tại Hướng dẫn số 04-HD/TCTW, khi mất thẻ đảng viên, đảng viên phải xử lý như sau:

Khi bị mất hoặc bị hỏng thẻ, đảng viên phải làm bản kiểm điểm báo cáo với cấp uỷ cơ sở. Bản kiểm điểm nêu rõ lý do bị mất, bị hỏng thẻ đảng viên, kèm theo xác nhận của cấp uỷ hoặc công an xã, phường… nơi bị mất, bị hỏng thẻ đảng, để tổ chức đảng xét cấp lại hoặc làm lại thẻ đảng viên.

Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?
Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?

Thời hiệu kỷ luật Đảng viên là bao lâu?

1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.

2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:

– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.

– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu hiện nay là trường hợp nào?

– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Hành vi dùng thẻ Đảng viên đi thế chấp bị kỷ luật như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

b) Có hành vi chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu, kỷ luật, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển… để trục lợi cho bản thân hoặc người khác.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để tạo điều kiện, tác động, can thiệp trái quy định việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.

d) Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức.

đ) Dùng thẻ đảng viên, thẻ ngành, thẻ công chức để thế chấp, cầm cố vay, mượn tiền, tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Làm mất thẻ Đảng viên bị kỷ luật như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hải Phòng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Quy định những điều đảng viên không được làm. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hải Phòng tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên ra nước ngoài có cần phải xin phép cơ quan quản lý không?

Tại Khoản 1 Điều 34 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài như sau:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
b) Nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền.
c) Có quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định.
d) Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.
Vì vậy, khi Đảng viên ra nước ngoài cần phải xin phép cơ quan quản lý.

Có thể bạn quan tâm  Ly hôn là gì? Quy định pháp luật về li hôn
Quy định về việc điều chỉnh, thay đổi họ tên của Đảng viên?

Căn cứ Mục 9 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng quy định về giải quyết việc thay đổi họ tên và ngày tháng năm sinh như sau:
9.1. Trường hợp đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như sau:
– Đảng viên gửi đến cấp ủy cơ sở đơn đề nghị và văn bản chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên.
– Cấp ủy cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên thì tổ chức đảng quản lý hồ sơ thực hiện chỉnh sửa đồng bộ họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu đảng viên do cấp ủy các cấp quản lý.
9.2. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh ngày tháng năm sinh của đảng viên; thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.

Quản lý sinh hoạt đảng của Đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú thực hiện ra sao?

Tại Tiết a Tiểu mục 10.3 Mục 10 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng quy định quản lý sinh hoạt đảng của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú như sau:
a) Việc quản lý sinh hoạt đảng của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở nơi chưa có tổ chức đảng:
Đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng thì đảng viên phải làm đơn báo cáo chi bộ xem xét cho tạm miễn sinh hoạt.
Nếu đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việc riêng) có lý do chính đáng và thời gian dưới 12 tháng thì chi bộ xét, đề nghị đảng ủy cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị…) ở nơi đến để chi bộ bố trí sinh hoạt đảng trở lại. Nếu ở nơi đến, đảng viên không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ để chi bộ xét cho sinh hoạt đảng trở lại.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới thì phải có đơn báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời