Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không theo quy định 2022?

Xin chào Luật sư Hải Phòng, tôi là Quỳnh Hương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Bạn tôi phạm tội cố ý gây thương tích người khác, bị Tòa án kết án phạt tù. Được biết rằng, khi phạm tội trên thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Vậy. Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không? Nếu bị cáo không có tiền bồi thường thì phải làm như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Mời bạn theo dõi bài viết “Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?” của chúng tôi, Luật sư Hải Phòng sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề nêu trên ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014;
  • Bộ luật Dân sự 2015.

Bồi thường thiệt hại được hiểu như thế nào?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Trong đó:

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung trước hết được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Xuất phát từ những căn cứ phát sinh trong bồi thường thiệt hại nói chung quy định tại Bộ luật dân sự, trong quan hệ hợp đồng thương mại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cụ thể hóa tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 như sau:

Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất tại Hải Phòng năm 2023

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Dựa vào quy định tại Điều 585, Bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Bồi thường toàn bộ và kịp thiệt hại

Là việc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Nguyên tắc này được áp dụng khi:

+ Người gây thiệt hại có lỗi cố ý dù thiệt hại xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn so với hoàn cảnh kinh tế của họ.

+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhưng họ có khả năng để thực hiện việc bồi thường.

+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt của họ nhưng về lâu dài họ lại có khả năng kinh tế để thực hiện việc bồi thường.

Bồi thường một phần thiệt hại

– Bồi thường một phần thiệt hại được hiểu là mức bồi thường mà người gây thiệt hại phải thực hiện nhỏ hơn so với thiệt hại đã xảy ra.

– Nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi việc gây thiệt hại có đủ hai yếu tố:

+ Về mặt chủ quan: Người có hành vi trái pháp luật không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình (lỗi vô ý).

+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại cũng như lâu dài, người gây thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả năng kinh tế của họ.

Thay đổi mức bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường thiệt hại đã được ấn định theo thoả thuận của các bên hoặc do Toà án quyết định có thể sẽ không còn phù hợp sau một thời gian nhất định. Nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế thì Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có thể thay đổi mức bồi thường khi có yêu cầu của một trong các bên đương sự.

Để việc thay đổi mức bồi thường được phù hợp, Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xem xét điều kiện thực tế của các bên, xem xét về thời giá thị trường… Chẳng hạn, người được bồi thường có thu nhập trở lại hoặc đã tăng thu nhập, người phải bồi thường quá khó khăn về kinh tế…

Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?

Bồi thường thiệt hại là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Vấn đề dân sự này có thể được giải quyết cùng với quá trình giải quyết vụ án hình sự hoặc cũng có thể được tách ra thành một vụ án riêng. Bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm cũng ghi nhận việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại của Tòa án (theo Điều 260, Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Có thể bạn quan tâm  Các trường hợp đình công bất hợp pháp theo quy định mới

Từ căn cứ trên có thể thấy, đi tù và bồi thường thiệt hại là hai trách nhiệm riêng biệt của người phạm tội trong vụ án hình sự. Vì vậy, dù có đi tù thì họ vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại.

Bị hại, nguyên đơn dân sự là những đối tượng bị thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo. Để được nhận bồi thường thì bị hại, nguyên đơn dân sự cần đề nghị cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án hình sự tiếp nhận, xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình.

Yêu cầu này có thể thông qua đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (áp dụng đối với nguyên đơn dân sự) hoặc đề nghị trực tiếp (có thể áp dụng đối với bị hại) theo quy định tại Điều 62, Điều 63 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nguyên tắc để yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ tuân thủ quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể gồm:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời: bị hại, nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị được thỏa thuận cách thức, hình thức, mức bồi thường thiệt hại;
  • Người bị đi tù có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình;Tuy nhiên, khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người bị đi tù thuộc một trong hai trường hợp:
  • Sự kiện bất khả kháng (có thể được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép);
  • Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;

Căn cứ các quy định trên, người chịu hình phạt đi tù vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Việc bồi thường thiệt hại dựa theo các căn cứ pháp luật và phải được ghi nhận trong bản án. Tuy vậy, họ vẫn có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thuộc trường hợp Luật định.

Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?
Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?

Bị cáo không có tiền bồi thường thì phải làm như thế nào?

Bị cáo có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây nên. Bị cáo không còn tiền để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, tức không còn khả năng tự nguyện thi hành bản án của Tòa.

Thời điểm này, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án (quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014). Nội dung xác minh chủ yếu là xem xét bị cáo có tài sản nào khác hay không, có nguồn công việc nào để tạo ra thu nhập hay không.

Sau khi xác minh, nếu cơ quan thi hành án nhận thấy bị cáo còn tài sản khác và bị cáo không tự nguyện thực hiện bồi thường thì lúc này, cơ quan thi hành án có thể áp dụng một trong số các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với bị cáo:

  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án (tức bị cáo), kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án (tức bị cáo);

Cũng có trường hợp, bị cáo không còn tài sản nào khác, cũng không thể khai thác được tài sản của bị cáo thì căn cứ khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, chấp hành viên sẽ thực hiện:

  • Xác minh điều kiện thi hành án ít nhất 06 tháng một lần;
  • Thông báo lại cho người được bồi thường nếu sau hai lần xác minh mà bị cáo vẫn chưa có điều kiện thi hành án;
  • Việc xác minh tiếp tục được thực hiện sau khi có các thông tin mới của bị cáo.
Có thể bạn quan tâm  Nơi đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu tại Hải Phòng?

Tuy nhiên, bị cáo được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Sự kiện bất khả kháng (có thể được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép);
  • Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;

Khi bị cáo không còn tiền, người bị thiệt hại có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý các tài sản khác (như bất động sản, động sản…) của họ.

Trường hợp không có tài sản khác thì chấp hành viên sẽ thực hiện xác minh khi có các thông tin mới về tài sản của bị cáo. Sau đó tiếp tục xử lý tài sản để bồi thường cho người bị thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Đi tù thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng thuê rừng, Chi phí đổi tên giấy khai sinh, hoặc vấn đề về Tội thao túng thị trường chứng khoán là gì…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phương thức thực hiện bồi thường thiệt hại là gì?

+ Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
+ Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế

Bồi thường thiệt hại có là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Không phải mọi trường hợp bồi thường thiệt hại đều có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự, việc người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả chỉ là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đây cũng là một trong những nguyên tắc xử lý người phạm tội nêu tại Điều 3 Bộ luật nêu trên. Theo đó, sẽ khoan hồng với người trong quá trình giải quyết vụ án mà ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

Trả nợ khi đi tù bằng cách nào?

Theo Điều 354 Bộ luật Dân sự năm 2015, người đi tù một là có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cụ thể:
– Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
– Nếu không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.
Việc hoãn trả nợ này phải được người cho vay đồng ý.
Thứ hai, người đi tù cũng có thể ủy quyền cho người khác trả nợ thay
Theo Điều 283 Bộ luật Dân sự thì khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời