Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng hiện nay?

Khi tham gia vào quá trình tố tụng, trong nhiều trường hợp đương sự sẽ cần phải tiếp nhận những văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như trường hợp trong vụ án dân sự, bị đơn sẽ nhận được thông báo hay văn bản triệu tập từ phía tòa án.. việc thự chuyển văn bản này đến các bên liên quan được gọi là tống đạt văn bản. Vậy theo quy định hiện nay ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng? Bạn đọc hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Tống đạt được hiểu là như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau:

Giải thích từ ngữ

2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Ngoài ra, Điều 173 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về phương thức thực hiện tống đạt như sau

Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.

2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Niêm yết công khai.

4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.

Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng hiện nay?

Điều 172 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:

Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:

1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Có thể bạn quan tâm  Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.

3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.

5. Người có chức năng tống đạt.

6. Những người khác mà pháp luật có quy định.

Theo quy định nêu trên, người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng gồm:

– Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện tống đạt văn bản tố tụng.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.

– Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

– Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.

– Người có chức năng tống đạt.

– Những người khác mà pháp luật có quy định.

Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng hiện nay?

Việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng đối với đương sự ở nước ngoài qua các hình thức như:

– Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;

– Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;

– Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

– Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;

Có thể bạn quan tâm  Người đi tù oan được bồi thường như thế nào theo quy định 2022?

– Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

Người có hành vi cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án bị xử lý như thế nào?

Điều 493 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án như sau:

Xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án

Người có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

1. Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;

2. Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt, thông báo theo yêu cầu của Tòa án;

3. Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện;

4. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.

Theo quy định nói trên, người có hành vi cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi được coi là cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án gồm:

– Không thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;

– Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để tống đạt theo yêu cầu của Tòa án;

– Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện;

– Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng hiện nay?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Hải Phòng với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm  Biển số xe Hải Phòng là bao nhiêu?

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như thế nào?

Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và pháp luật có liên quan.

Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như thế nào?

– Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì được coi là hợp lệ.
– Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành.

Người được tống đạt có mất chi phí tống đạt không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định việc tống đạt giấy tờ của Thừa phát lại được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Toà án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan thi hành án dân sự hoặc thực hiện theo thoả thuận riêng giữa các cơ quan này bằng hợp đồng cụ thể cho từng vụ việc.
Trong hợp đồng dịch vụ tống đạt có nội dung đề cập đến chi phí tống đạt, quyền cũng như nghĩa vụ của các bên và thủ tục tống đạt… Chi phí tống đạt giấy tờ được quy định mức khung tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khung mức chi phí tống đạt như sau:
– Tối thiểu là 65.000 đồng/việc.
– Tối đa là 130.000 đồng/việc.
– Chi phí thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí, tiền công ngày làm việc không vượt quá mức lương tối thiểu… nếu tống đạt giấy tờ ngoài địa bàn tỉnh hoặc đến vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan