Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quỳnh Thư, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hải Phòng. Tôi có một câu hỏi thắc mắc như sau: Em họ tôi đã thôi học và đi làm tại công ty A ở Hải Dương nhưng không đủ tiền ký quỹ. Chính vì vậy, em tôi có nhờ tôi đứng ra bảo lãnh để em tôi có thể tiếp tục làm việc tại công ty đó. Em tôi bảo tôi cần phải làm giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi không hiểu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự là gì? Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Chào bạn, để giải đáp thắc mắc “Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023” hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Bảo lãnh trách nhiệm dân sự là gì?

Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bảo lãnh như sau:

– Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự là gì?

Giấy bảo lãnh dân sự là văn bản cam kết do người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động, theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

Từ giấy bảo lãnh dân sự này, quan hệ bảo lãnh được hình thành. Bảo lãnh là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 292 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Có thể bạn quan tâm  Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động năm 2023

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Khái niệm bảo lãnh, được quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Quy định về phạm vi bảo lãnh trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:

– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Nghĩa vụ bảo lãnh trách nhiệm dân sự như thế nào?

Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

– Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:

  • Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
  • Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
  • Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
  • Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
  • Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
  • Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

– Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.

Có thể bạn quan tâm  Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?

– Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.

– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.

Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023
Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023

Quy định về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật dân sự 2015 quy định về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

– Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

– Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

– Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023

Hướng dẫn cách viết giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự

Khi viết giấy bảo lãnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:

– Khi viết các thông tin về người bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin các nhân. Điều kiện bảo lãnh cần phải ghi trung thực không được mập mờ hoặc ghi không chính xác.

– Các thông tin về người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác. Mục đích của việc bảo lãnh cần ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lãnh.

– Lý do viết đơn bảo lãnh: người bảo lãnh cần làm đơn trình bày rõ về lý do đứng ra bảo lãnh cho người được bảo lãnh và có cam kết chịu trách nhiệm về người được bảo lãnh.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Ly hôn thuận tình nhanh vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam năm 2022

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về thỏa thuận về bảo lãnh trách nhiệm dân sự tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thỏa thuận về bảo lãnh như sau:
– Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
– Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
– Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trách nhiệm dân sự như thế nào?

Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh như sau:
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Trường hợp nào chấm dứt bảo lãnh như thế nào?

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Theo thỏa thuận của các bên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời