Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?

Xin chào Luật sư Hải Phòng, tôi tên là Đăng Quang. Hiện tôi đang làm nhân viên kinh doanh của một công ty môi giới bất động sản ở Hải Phòng. Vào dịp tết những năm trước, công ty tôi không yêu cầu nhân viên trực tết mà chỉ thuê bảo vệ trông coi công ty. Tuy nhiên, vào dịp tết năm nay công ty tôi yêu cầu chia ca trực tết cho nhân viên. Tôi được chia ca trực đúng vào mùng 2 Tết Nguyên Đán. Tôi không đồng ý với quyết định này của công ty nhưng công ty lấy lí do là đây là trách nhiệm của toàn bộ nhân viên nên phải bắt buộc thực hiện, nếu ai không thực hiện sẽ bị cắt tiền thưởng tết. Tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc là công ty có được bắt nhân viên trực Tết không? Người lao động có quyền từ chối khi công ty ép nhân viên trực Tết hay không? Rất mong Luật sư giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Bài viết dưới đây của Luật sư Hải Phòng sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn và mọi người.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019;
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Quy định pháp luật về nghỉ lễ, tết như thế nào?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, dịp Tết Âm lịch người lao động được nghỉ làm việc 5 ngày và hưởng nguyên lương.

Điều kiện làm thêm giờ theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

– Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

Có thể bạn quan tâm  Mức phạt khi mua bán pháo hoa trái phép tại Hải Phòng

+ Phải được sự đồng ý của người lao động;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

– Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu sử dụng người lao động làm thêm giờ thì buộc phải có sự đồng ý của họ. Nếu công ty không có sự thỏa thuận với người lao động mà ép họ phải làm thêm giờ ngoài ý muốn thì đây là hành vi vi phạm pháp luật về lao động.

Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?

Căn cứ khoản 1, khoản 3 điều 5 và điểm b khoản 3 điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân ép buộc nhân viên trực Tết. Sẽ bị phạt tiền.

Người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Người sử dụng lao động là tổ chức bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm. Trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp.
  • Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực.
  • Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài.
  • Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài.
  • Tổ chức phi chính phủ.
  • Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.
  • Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.
Có thể bạn quan tâm  Thủ tục xin trích lục giấy đăng ký kết hôn năm 2023 như thế nào?

Do đó, nếu giữa công ty và người lao động có thỏa thuận trước thì công ty được cử nhân viên trực Tết. Trong trường hợp bắt ép nhân viên trực Tết mà không được sự đồng ý của người nhân viên đó thì sẽ bị xử phạt theo quy định sau:

Về mức phạt tiền cụ thể, căn cứ quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, ta có thể thấy, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghỉ lễ tết là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của họ thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?
Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?

Người lao động có quyền từ chối khi công ty ép nhân viên trực Tết hay không?

Theo khoản 2 điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ. Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

– Phải được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động muốn nhân viên trực Tết thì cần phải có sự đồng ý của họ. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng lao động ép nhân viên trực Tết là vi phạm quy định của pháp luật về lao động.

Có thể bạn quan tâm  Vận chuyển hàng cấm bị xử lý thế nào theo quy định năm 2023?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công ty có được bắt nhân viên trực Tết không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong Tết Âm lịch khi đáp ứng điều kiện nào?

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch 2023 khi đáp ứng các điều kiện sau:
Phải được sự đồng ý của người lao động;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Thưởng tết cho người lao động bằng hiện vật có được hay không?

Trên thực tế, trong dịp Tết các năm trước. Các doanh nghiệp vẫn thưởng Tết cho người lao động bằng tiền hoặc hiện vật. Việc Bộ luật Lao động 2019 mở rộng khái niệm “Thưởng”. Theo đó, thưởng Tết có thể không phải là tiền chính là nhằm ghi nhận và đáp ứng xu hướng của thực tế đã và đang diễn ra.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Tết, nghỉ lễ bao nhiêu ngày trong năm 2023?

Nghỉ Tết Âm lịch 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 năm 2023 như sau:
– Tết Âm lịch từ ngày 20 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 26 tháng 01 năm 2023
– Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 đến hết ngày 04 tháng 9 năm 2023.
Theo đó, thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2023 sẽ là 07 ngày và thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 năm 2023 sẽ là 04 ngày. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có ít nhất 11 ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết trong năm 2023.
Đối với người lao động, thì lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 sẽ được người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo phương án của Chính phủ sao cho phải đảm bảo ít nhất là 05 ngày theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời