Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhu cầu đổi tiền lẻ và tiền mới nhân dịp này lại tăng cao. Người dân thường đổi tiền lẻ để phục vụ việc lì xì, đi lễ, đi chùa đầu năm,… và nhiều mục đích khác nữa. Chính vì vậy, nên hiện nay xuất hiện nhiều dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới thông qua hình thức online hoặc đổi trả trực tiếp với phí chênh lệch cao. Vậy, có được đổi tiền lẻ kiếm lời trong dịp Tết không? Phí đổi tiền lẻ hiện nay là bao nhiêu? Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào? Để tìm hiểu sâu hơn về “Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Hiểu thế nào về hành vi đổi tiền tiền lẻ để kiếm lời?

Dịp Tết gần đến, hiện tượng đổ xô đi đổi tiền mới, tiền lẻ gần như đã không quá xa lạ. Việc đổi tiền mới, tiền lẻ để phục vụ cho nhu cầu ngày Tết là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc đổi tiền để kiếm lời cho bản thân là trái với quy định của pháp luật.

Hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời là hành vi của các nhân hoặc tổ chức, thông qua việc đổi tiền mới, tiền lẻ để hưởng % chênh lệch hoặc sinh lời từ dịch vụ đó. Ví dụ: đổi một sấp tờ tiền 10.000 đồng kèm theo phí đổi tiền là 80.000 đồng,….

Phí đổi tiền lẻ hiện nay là bao nhiêu?

Phí đổi tiền mới hiện đang ở mức cao hơn đầu năm 2021 từ 1 – 5% tùy mệnh giá tiền. Một số cửa hàng công bố phí đổi tiền mới năm 2022 loại mệnh giá 1.000 đồng là 15% (1 xấp 100 tờ trị giá 100.000 đồng mất phí 15.000 đồng). Loại tiền mệnh giá 2.000 – 5.000 đồng phí 10%; 10.000, 20.000 đồng phí 8%; 50.000 đồng phí 7%; 100.000 đồng phí 4%; 200.000 đồng phí 3%.

Tuy nhiên, với tờ tiền cotton mệnh giá 500 đồng thì mức giá đổi lại rất cao. Do quan niệm màu đỏ là màu của may mắn nên với 100 tờ 500 đồng. Tổng số tiền phải trả là 300.000 đồng (phí 250%). Mức phí này được cho là đã giảm so với những năm trước. Cách đây ba năm, mức phí này lên đến 300%. Trong năm 2020 giảm còn 270% và hiện đang tiếp tục giảm còn 250%.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú tại Hải Phòng năm 2023

Các tờ tiền cotton mệnh giá khác cũng được rao với giá khá cao như tờ 10.000 đồng có giá 80.000 đồng/tờ.

Các cửa hàng này thường phải đổi với số lượng lớn từ đầu mối cung cấp để có mức phí thấp. Nếu Tết năm nay kinh doanh không hết thì để sang năm sau kinh doanh tiếp. Do phí đổi từ các năm trước cao nên các cửa hàng vẫn giữ phí cao dù nhu cầu đổi của khách đã giảm nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Có được đổi tiền lẻ kiếm lời trong dịp Tết?

Trước nhu cầu đổi tiền lẻ dịp cuối năm của nguời dân tăng cao. Một số người đã kinh doanh dịch vụ đổi tiền hưởng phần trăm chêch lệch. Thậm chí, một số đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo; dựa vào chiêu thức đổi tiền dịp tết.

Người dân đi đổi tiền dịp này có thể đối mặt với hàng loạt rủi ro như bị đổi thiếu tiền; sử dụng tiền bất hợp pháp; không rõ nguồn gốc; hay thậm chí là tiền giả.

Do tiền lẻ có số lượng lớn nên sau khi đổi tiền, chúng ta sẽ không thể kiểm tra toàn bộ ngay lập tức. Thêm vào đó, những đổi tượng cung cấp dịch vụ này chỉ hoạt động trên mạng, thậm chí ẩn danh, không có tổ chức, trụ sở rõ ràng. Bởi vậy, khi đổi trúng tiền giả thì chúng ta còn gặp rủi ro khi phải chứng minh nguồn gốc tiền đó từ đâu mà có.

Tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư 25/2013 đã quy định rõ: “Chỉ có Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân“.

Tại Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, nhất là trong dịp Tết.

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn viết tờ khai trích lục hộ tịch năm 2022

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm.

Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?
Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Những hành vi đổi tiền để hưởng chênh lệch; thu phí đổi như trên là vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Như vậy, những hành vi hưởng chênh lệch khi đổi tiền sẽ bị xử phạt nghiêm. Theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định này quy định: “Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với cá nhân nào có hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Nếu tổ chức vi phạm, mức xử phạt hành chính sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Việc đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để có phí,… là hành vi trái pháp luật. Do đó, cá nhân có hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng. Còn đối với tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng.

Vừa qua, Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị 35/CT-TTg ngày 31/12/2021. Trong đó có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: Tăng cường kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động mua; bán ngoại tệ; vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Có thể bạn quan tâm  Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Thủ tục cải chính giấy khai sinh,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết?

Căn cứ Khoản 2, Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là những loại nào?

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông bao gồm:
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định tại Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố mẫu tiêu biểu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông làm cơ sở cho việc thu, đổi, tuyển chọn, phân loại tiền.

Thẩm quyền phạt tiền tổ chức có giống với cá nhân?

Căn cứ điểm d, Khoản 3, Điều 3, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Ví dụ: Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng với cá nhân vi phạm; thì cũng được quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời