Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hương Lan, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Hôm qua, tôi và các bạn học cũ của tôi có một buổi họp lớp. Trong cuộc trò chuyện thì có nhắc đến vấn đề tài khoản định danh điện tử. Nghe thoáng qua, thì tôi có thấy mọi người nhắc đến bảo theo pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử. Tuy nhiên, tôi chưa hiểu về khái niệm tài khoản định danh điện tử là gì? Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Tài khoản định danh điện tử là gì?

Theo giải thích tại Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Nhà nước sẽ gắn cho mỗi cá nhân, tổ chức một danh tính riêng (danh tính điện tử) để quản lý thông tin trên môi trường điện tử. Việc đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể (gồm cá nhân, tổ chức) được gọi là định danh điện tử.

Để quản lý hoạt động định danh và danh tính điện tử, Bộ Công an đã xây dựng một hệ thống thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực (hệ thống định danh và xác thực điện tử).

Thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau khi thống nhất với Bộ Công an.

Các mức độ của tài khoản định danh điện tử

Theo Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định tài khoản định danh điện tử có 02 mức độ như sau:

– Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay;

– Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Có thể bạn quan tâm  Tham nhũng bao nhiêu thì bị truy tố theo pháp luật hiện hành?

Ngoài ra, việc lựa chọn sử dụng mức độ của tài khoản định danh điện tử do bên sử dụng dịch vụ quyết định.

Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử

Cá nhân, tổ chức được cấp tài khoản định danh điện tử được quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, bao gồm:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

– Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

– Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?

Tùy theo nhu cầu và điều kiện, công dân có thể lựa chọn các hình thức đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:

Thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 1 trên ứng dụng VNeID

Bước 1: Tải ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia (VNeID) từ App Store và Google Play Store về điện thoại.

Bước 2: Tại ứng dụng VNeID, người dân cần kê khai các thông tin gồm:

– Số định danh cá nhân (12 chữ số trên thẻ CCCD); số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài);

– Số điện thoại, email;

– Họ và tên khai sinh;

– Giới tính;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Quốc tịch (đối với người nước ngoài);

Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin người đăng ký kê khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và so sánh, đối chiếu với ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký.

Nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Kết quả phê duyệt tài khoản sẽ được gửi qua tin nhắn SMS, công dân vào ứng dụng, kích hoạt và sử dụng.

Thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2 trực tiếp tại cơ quan Công an

Thủ tục thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2 trực tiếp tại cơ quan Công an đối với trường hợp Công dân đã có CCCD gắn chip hoặc công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip:

Bước 1: Công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email).

Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).

Có thể bạn quan tâm  Thời gian thử việc có phải tham gia BHXH hay không?

Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.

Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.

Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp CCCD.

Bước 4: Công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin nhân thân, thông tin các loại giấy tờ đăng ký tích hợp và ký xác nhận trên phiếu đăng ký định danh điện tử, phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?

Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài

Việc đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài được thực hiện qua hai mức và được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1

Người nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 1 qua các bước sau:

– Bước 1: Người nước ngoài sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.

– Bước 2: Nhập thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại (nếu có); cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động.

– Bước 3: Sau khi hoàn thành việc nhập thông tin theo yêu cầu, người nước ngoài tiến hành gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

Khi đó, cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Đối đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài được quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử, xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, cung cấp thông tin địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại (nếu có) và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

– Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin người nước ngoài cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử, chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của người nước ngoài đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

– Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi yêu cầu cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

– Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Có thể bạn quan tâm  Quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế năm 2023

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn về dịch vụ Tạm ngưng công ty…. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thông tin tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1 gồm các thông tin gì?

Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1 gồm các thông tin:
– Số định danh cá nhân;
– Họ tên;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Giới tính;
– Trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Thông tin tài khoản định danh tổ chức mức độ 2 gồm những thông tin gì?

Tài khoản định danh điện tử của tổ chức bao gồm các thông tin:
Mã định danh điện tử;
Tên tổ chức bằng tiếng Việt, tên viết tắt và tên tiếng nước ngoài (nếu có);
Ngày thành lập tổ chức;
Địa chỉ đặt trụ sở chính;
Số định danh, họ tên người đại diện theo pháp luật/người đứng đầu của tổ chức.

Thời gian cấp tài khoản định danh điện tử mất bao lâu?

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn như sau:
Đối với công dân Việt Nam
– Trường hợp đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp:
Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1: Không quá 01 ngày làm việc.
Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2: không quá 03 ngày làm việc.
– Trường hợp chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.
Đối với người nước ngoài
– trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1: Không quá 01 ngày làm việc.
– Trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
Đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh: Không quá 03 ngày làm việc.
Chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh: Không quá 07 ngày làm.
Đối với tổ chức
– Trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Không quá 01 ngày làm việc.
– Trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Không quá 15 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời