Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Thanh Thủy. Hiện tôi đang sinh sống ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Con trai tôi năm nay 20 tuổi, đang làm công nhân cho một nhà máy sản xuất giày da ở Hải Phòng. Đợt nghỉ tết dương vừa rồi, con trai tôi bị bạn bè rủ rê lôi kéo đi xóc đĩa đánh bạc ở một nhà nghỉ. Ngay hôm đó, con trai tôi cùng đám bạn của nó bị công an bắt quả tang hành vi đánh bạc. Số tiền thu trên sới bạc lúc đó là hơn 20 triệu. Hiện tại, con trai tôi đang bị công an tạm giam để điều tra. Tôi rất lo lắng cho con trai tôi nên muốn nhờ Luật sư giải đáp cho tôi câu hỏi chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành? Cách xác định số tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Rất mong Luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư Hải Phòng. Để giải đáp vấn đề “Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Xóc đĩa là gì?

Xóc đĩa được xem là một trong các hình thức của đánh bạc.

Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất.

Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào), được thua bằng tiền hay hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.

Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?

Xử phạt hành chính

Quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì sẽ phạt từ 01-02 triệu đồng đối với hành vi đánh bạc trái phép dưới hình thức xóc đĩa.

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn viết tờ khai trích lục hộ tịch năm 2022

Mức phạt này áp dụng cho hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa bị xử lý lần đầu và có giá trị tiền; hiện vật tham gia đánh bạc dưới 05 triệu.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc:

“1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?
Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?

Cách xác định số tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc

Căn cứ tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội đánh bạc.

Như vậy, hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp đều là hành vi đánh bạc trái phép và phải chịu xử lý theo quy định Pháp luật.

Khi xác định số tiền trong Tội đánh bạc thì không tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ từng lần để xem xét. Cụ thể được quy định tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc;

Có thể bạn quan tâm  Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;

d) Trường hợp đánh bạc từ 5 lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.

Theo đó, số tiền hoặc giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xác định chính xác số tiền này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội.

Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Như vậy, ngoài tiền và hiện vật sử dụng đánh bạc thu được trực tiếp tại chiếu bạc, thì những tài sản trên người bao gồm cả tiền và hiện vật bị cơ quan chức năng thu giữ mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì cũng được xác định là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc.

Như vậy, ngoài tiền và hiện vật sử dụng đánh bạc thu được trực tiếp tại chiếu bạc, thì những tài sản trên người bao gồm cả tiền và hiện vật bị cơ quan chức năng thu giữ mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì cũng được xác định là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc.

Nếu tổng số tiền thu trực tiếp tại chiếu bạc cùng với số tiền, hiện vật thu giữ trên người mà chứng minh được là sẽ sử dụng để đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên thì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc theo quy định tại Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Số tiền, hiện vật này sẽ bị tịch thu sung quỹ của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm  Đến tuổi quy định không đổi căn cước công dân có bị phạt không?

Nếu tiền hoặc hiện vật bị thu giữ trên người, nếu chứng minh không sử dụng để đánh bạc thì sẽ được trả lại cho người đánh bạc.

Thông tin liên hệ

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chơi xóc đĩa ngày Tết bị xử phạt ra sao theo pháp luật hiện hành?” hoặc các dịch vụ khác như là kết hôn với người Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chơi xóc đĩa online có bị coi là đánh bạc hay không?

Các trò chơi đánh bạc online trá hình trên mạng qua các nền tảng như Appstore, GooglePlays, CH Plays nhưng mất tiền thật và đổi từ tiển ảo sang vật chất có giá trị đối với người chơi được coi là hình thức đánh bạc trái phép.

Hình thức kỷ luật đánh bạc trong trường hợp là đảng viên?

Theo điểm a Khoản 2 Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017, Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.
Nếu Đảng viên là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng.

Cho người khác vay tiền đánh bạc có phạm tội không?

Trong trường hợp cho người khác mượn tiền nhưng bạn không biết mục đích của họ là dùng số tiền đó để đánh bạc thì coi như hành vi cho mượn tiền này là một giao dịch dân sự bình thường. Vì bạn không biết mục đích của người này nên bạn cũng không thuộc trường hợp không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, hoặc người giúp sức do đó bạn không bị tội gì.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn đã biết mục đích của người này là vay tiền để đánh bạc nhưng bạn vẫn cho vay. Có thể được xem là đồng phạm trong tội đánh bạc

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời