Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hương Quỳnh, tôi hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Phường Máy Chai, TP. Hải Phòng. Hôm nay, khi tham gia giao thông thì tôi thấy rằng có trường hợp Cảnh sát giao thông không phải lập biên bản mà có thể trực tiếp xử phạt luôn. Do không có nhiều hiểu biết về pháp luật cũng như các vấn đề liên quan trong lĩnh vực giao thông nên tôi không biết rằng cảnh sát giao thông có bắt buộc phải lập biên bản không? Cá nhân bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không? Trường hợp nào cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Để tìm hiểu sâu hơn về “Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021 NĐ-CP

Hiểu như thế nào về vi phạm luật giao thông?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.

Hành vi vi phạm an toàn giao thông có các dấu hiệu cơ bản sau đây:

+ Hành vi sẽ bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động

+ Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông, cụ thể là làm không đúng những nội dung mà pháp luật cho phép không làm hoặc làm không đầy đủ những nội dung mà pháp luật bắt buộc phải làm hoặc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm

+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện tức là chủ thể đó có đủ độ tuổi trách nhiệm pháp lý theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần có khả năng làm chủ và nhận thức được hành vi cũng như hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội.

Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?

Trong một số trường hợp nhất định Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà không phải lập biên bản.

Vấn đề xử phạt vi phạm này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA .

Thông tư 01/2016/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 và thay thế Thông tư 65/2012/TT-BCA .

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…

Có thể bạn quan tâm  Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt năm 2022

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

– Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

– Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ  trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

– Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;

– Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe khác tương tự

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

– Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

– Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

– Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

– Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

– Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau;

– Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

– Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;

– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng;

Có thể bạn quan tâm  Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?

– Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

– Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

– Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

– Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước;

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm đối với người đi bộ, người điều khiển máy kéo, người đi xe đạp… cũng có thể thuộc trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không lập biên bản.

Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị lập biên bản vi phạm giao thông, bao gồm:

– Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ gồm giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

– Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?
Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?

Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?

Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày; kể từ ngày lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm  Di chúc có phải là giao dịch dân sự không theo quy định 2023?

Như vậy, theo quy định nêu trên; thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ thường là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực; biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Trường hợp cảnh sát giao thông được xử phạt mà không phải lập biên bản?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn về Trích lục hồ sơ sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Không ký biên bản vi phạm giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 thì
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ thì người phạm tội phải có một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.
Như vậy, việc không ký vào biên bản vi phạm giao thông không được xem là hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực…

Cảnh sát trật tự có được lập biên bản không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cảnh sát trật tự khi phát hiện vi phạm sẽ được quyền xử lý như sau:
Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, khi phát hiện vi phạm thì Cảnh sát trật tự có quyền lập biên bản để xử phạt.

Bị xử phạt vì hành vi vượt đèn đỏ có cần phải đưa hình ảnh chứng minh không?

Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ, chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được. 
Ví dụ các lỗi như: Chạy quá tốc độ, một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera… Còn đối với trường hợp nêu trên, cán bộ, chiến sỹ CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó. Nên không cần phải đưa hình ảnh chứng minh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời