Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo quy định hiện hành?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Thanh Tùng, 45 tuổi, hiện đang sinh sống tại huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Thói quen vào mỗi sáng của tôi là đọc báo hoặc nghe tin tức và ngồi uống trà. Dạo gần đây, tôi thấy trên báo đài có nhiều tin tức và bài viết liên quan đến các cán bộ, công chức có hành vi tham ô, nhận hối lộ. Tuy nhiên, các bài báo không chỉ rõ đối với hành vi này thì bị xử lý như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline phía dưới nhé.

Định nghĩa “tội nhận hối lộ” là gì?

Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự, theo đó:

Tội nhận hối là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 353 đến Điều 359 (các tội phạm tham nhũng) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc lợi ích phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Các yếu tố cấu thành tội phạm nhận hối lộ

Khách thể

Khách thể của Tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Mặt khách quan

Người nhận hối lộ thuộc 01 trong 04 trường hợp sau đây mới phạm tội nhận hối lộ:

Một là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hai là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Ba là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Có thể bạn quan tâm  Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu tiền?

Bốn là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Người nào tuy nhận hối lộ nhưng trị giá dưới 2.000.000 đồng và chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ, cũng chưa bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác hoặc tuy đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác nhưng đã được xóa án tích thì không phạm tội nhận hối lộ.

Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng, tuy trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhưng đã hết thời hạn được xoá kỷ luật (4) thì cũng không phạm tội nhận hối lộ.

Lợi ích phi vật chất quy định trong tội này có thể là lợi ích về tinh thần, về tình cảm, tình dục…

Mặt chủ thể

Chủ thể của Tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của Tội nhận hối lộ cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 21 BLHS năm 2015.

Mặt chủ quan

Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (5) ; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn thực hiện được hành vi phạm tội.

Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào?

Xử lý hành chính đối với hành vi nhận hối lộ

Theo Điều 9, 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Người có hành vi đưa, nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính với các mức như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

  • Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
  • Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Có thể bạn quan tâm  Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Xử lý Hình sự đối với hành vi nhận hối lộ

Hành vi nhận hối lộ nếu đủ các điều kiện của cấu thành tội phạm tại Điều 354 Tội nhận hối lộ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

– Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Căn cứ khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào?
Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào?

Việc nhận quà và tặng quà có được coi là hành vi hối lộ hay không?

Vấn đề phòng chống tham nhũng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đặt lên hàng đầu. Nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo đảm quyền lợi của nhân dân được thực thi hiệu quả nhất trên thực tế và hơn nữa là đẩy lùi, chống tiêu cực trong bộ máy công quyền.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục sang tên sổ đỏ sau khi ly hôn tại Hải Phòng năm 2023

Chính vì vậy, cùng với việc quy định tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự thì từ năm 2018, Luật Phòng chống Tham nhũng ra đời và có hiệu lực đã quy định hành vi nhận hối lộ là hành vi tham nhũng và bị cấm:

Điều 2. Các hành vi tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

b) Nhận hối lộ;

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Dịch vụ đăng ký lại khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tội tham ô và tội hối lộ có khác nhau không?

Đối tượng
Của tội tham ô là tài sản mình có trách nhiệm quản lý
Của tội nhận hối lộ là tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa
Mục đích
Của tội tham ô là chiếm đoạt tài sản
Của tội nhận hối lộ là làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Ý thức – Lỗi của người phạm tội
Của tội nhận hối lộ là tự bản thân người đó cố ý thực hiện
Của tội nhận hối lộ là trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Một người tặng món quà cho một cán bộ Nhà nước có thể bị coi là của hối lộ không?  

Có thể, bởi vì tặng quà mà không có ý định đòi hỏi bất kỳ sự đền đáp nào sẽ không bị coi là hối lộ.  Tuy nhiên, ranh giới giữa việc tặng quà và đưa hối lộ là rất mong manh.  Sau khi nhận được món quà tặng, cán bộ Nhà nước có thể cố gắng giúp đỡ người tặng quà, và điều này có thể dấy lên nghi ngờ rằng người tặng quà đã cố tình nhắm tới việc gây ảnh hưởng đến cán bộ Nhà nước đó.

Người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nhận của hối lộ là lợi ích phi vật chất; tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa xóa án tích mà còn vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời