Năm 2023 khi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay để đảm bảo giao thông được lưu thông nhanh chóng, giảm tình trạng tắc đường vào những cung đường hay giờ tan tầm thì pháp luật quy định sẽ cấm các phương tiện đi vào khung giờ nhất định trên một số tuyến đường. Tuy nhiên, nhiều phương tiện vẫn cố ý vi phạm việc đi vào đường cấm khung giờ đó. Vậy khi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền? Quy trình, thủ tục xử phạt hành chính với lỗi đi xe vào đường cấm theo giờ như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư Hải phòng tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quy định về biển báo đường cấm theo giờ

Căn cứ tại Điều 27 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khi cần thiết cấm theo thời gian phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Đường cấm theo giờ là loại đường không cho một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông ở trong một thời gian nhất định với mục đích để tránh ùn tắc giao thông tại các giờ cao điểm như giờ tan tầm hay giờ bắt đầu đi làm của người dân,… Và nếu phương tiện nào bị cấm mà đi vào đường cấm trong khung giờ cấm đó là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông và sẽ bị xử phạt.

Năm 2023 khi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đi vào đường cấm theo giờ: Trường hợp phương tiện đi vào đường cấm theo giờ cũng sẽ bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Theo đó, tùy thuộc vào loại phương tiện bị cấm lưu thông theo giờ, mức phạt được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP  cụ thể như sau:
 

SttPhương tiệnMức phạtCăn cứ
1Ô tô02 – 03 triệu đồngTước GPLX 01 – 03 thángĐiểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5
2Xe máy400.000 – 600.000 đồngTước GPLX 01 – 03 thángĐiểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 6
3Máy kéo, xe máy chuyên dùng400.000 – 600.000 đồngTước GPLX 01 – 03 thángĐiểm b khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7
4Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện300.000 đồng đến 400.000 đồngĐiểm c khoản 3 Điều 8

Quy trình, thủ tục xử phạt hành chính với lỗi đi xe vào đường cấm theo giờ

Phát hiện hành vi:

Nếu như phát hiện hành vi vi phạm xe đi vào đường cấm theo khung giờ đó, người đang thi hành công vụ sẽ phải tiến hành phải chấm dứt hành vi vi phạm đó bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Có thể bạn quan tâm  Các cách tuyển dụng nhân sự phổ biến nhất

Tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính:

– Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ sẽ tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính nhằm ghi nhận lại sự kiện người tham gia giao thông đó thực hiện hành vi đi xe vào khung giờ cấm tại đoạn đường nào.

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Nội dung quyết định phải thể hiện được đầy đủ những nội dung sau: ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

– Tuy nhiên sẽ có trường hợp xử phạt vui phạm hành chính không nhất thiết phải lập biên bản, khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Lưu ý: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

– Nguyên tắc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ giao 1 bản cho tổ chức hoặc cho cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Nếu người thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân chưa đủ tuổi theo quy định của luật thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.

– Còn đối với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Tiến hành xác minh vụ việc và xác định giá trị tang vật vi phạm: 

Xác minh tình tiết vụ việc:

Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:

– Có hay không có vi phạm hành chính;

– Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;

Năm 2023 khi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?

– Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ;

– Tính chất và mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

– Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

– Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.

Trong quá trình ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền có thể trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm  Hành vi chống người làm nhiệm vụ phòng dịch xử phạt ra sao?

Khi giao giấy biên bản, trong đó sẽ có thông tin ngày giờ cụ thể yêu cầu người thực hiện hành vi vi phạm lên trụ sở cơ quan có thẩm quyền để giải quyết xác minh vụ việc.

Xác định giá trị tang vật vi phạm:

– Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

– Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ trong trường hợp cần thiết.  Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.

– Việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây (đối với tuỳ từng loại tang vật):

+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;

+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

– Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Giải trình:

– Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.

– Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

Có thể bạn quan tâm  Đảng viên có được xăm hình không năm 2023?

Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.

Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm:

Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Còn nếu trong trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Thứ nhất, tiến hành gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

Thứ hai, sau đó tiến hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

Thứ ba, nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu thì sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Năm 2023 khi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Công nhận bản án ly hôn nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về đường cấm theo giờ như thế nào?

Đường cấm theo giờ là loại đường không cho một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông ở những thời gian nhất định. Còn ngoài mốc thời gian này các phương tiện giao thông sẽ được lưu thông bình thường. Quy định đường cấm theo giờ với ý nghĩa nhằm hạn chế ùn tắc tại giờ cao điểm.

Phương thức nộp phạt khi vi phạm lỗi đi vào đường cấm theo giờ như thế nào?

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.

Nếu đi vào đường cấm theo giờ dẫn đến hậu quả là có tai nạn giao thông thì bị phạt như thế nào?

Ngoài hình thức phạt tiền theo quy định nêu trên, người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời hạn là từ 02 cho đến 04 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan