Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Hoàng Mai, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, thôn tôi có thông báo mọi người có mặt để tiến hành tham gia bầu cử. Tuy nhiên, tôi thấy có nhiều hộ dân không tham gia bầu cử, thậm chí còn nhờ người khác bầu cử hộ. Theo như hiểu biết của tôi, thì việc nhờ người bầu cử thay là không thể. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không? Không đi bầu cử thì có vi phạm pháp luật không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hiến pháp Việt Nam 2013
  • Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Các nguyên tắc bầu cử theo quy định pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Cũng theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, cụ thể Điều 69 có quy định về nguyên tắc bầu cử như sau:

1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

Theo đó, cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác trừ một số trường hợp như cử tri bị khuyết tất, cử tri là người già, người đang bị tạm giam,…

Không đi bầu cử thì có vi phạm pháp luật không?

Bầu cử là quyền công dân được quy định ngay tại Hiến pháp 2013 – đạo luật gốc, cơ bản nhất của Nhà nước. Cụ thể, theo Điều 27:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Quy định này một lần nữa được khẳng định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

02 văn bản này đều nhắc đến bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định:

Có thể bạn quan tâm  Mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân mới theo quy định 2022

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

Như vậy, dù là quyền nhưng công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.

Tuy vậy, hiện nay trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, không ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện bầu cử không tham gia bầu cử.

Các cơ quan Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân nâng cao ý thức, tham gia bầu cử. Đây cũng là cơ hội để người dân lựa chọn ra những người “có đức, có tài”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị…

Theo đó, việc bầu cử là quyền của công dân, cá nhân có thể từ chối thực hiện quyền này và phải tôn trọng quyền của người khác. Hành vi không đi bầu cử không vi phạm pháp luật.

Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?

Nguyên tắc bầu cử được quy định ngay tại Điều 1 Luật Bầu cử là:

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Tại nguyên tắc bỏ phiếu, Luật này một lần nữa khẳng định:

2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

Trong đó, khoản 3 và 4 quy định như sau:

– Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

– Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Như vậy, công dân không được phép nhờ người nhà đi bầu cử hộ. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.

Có thể bạn quan tâm  Mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ năm 2023

Ngoài ra, theo Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:

Điều 95. Xử lý vi phạm

Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?
Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?

Trường hợp ép bầu cử có bị xử lý không?

Căn cứ Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Khoản 1 Điều 160 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân như sau:

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Như vậy, hành vi ép buộc bầu cử của bác trong khu phố tùy tính chất mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nhờ người khác bầu cử hộ có vi phạm pháp luật không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ đăng ký kết hôn với người hàn quốc… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Có thể bạn quan tâm  Mở tài khoản thanh toán của cá nhân gồm những giấy tờ gì?

Câu hỏi thường gặp

Những ai có quyền bầu cử?

Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước CHXHCN Việt Nam – là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử (ngày 23/5/2021), đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, người được xác định có quốc tịch Việt Nam (là công dân Việt Nam) nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Cha, mẹ đều là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài mà được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Độ tuổi bầu cử theo quy định hiện nay là bao nhiêu?

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Chế độ bầu cử là gì theo quy định của pháp luật?

Theo pháp luật Việt Nam, chế độ bầu cử gồm: phương thức bầu cử; phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân; các nguyên tắc bầu cử; quy trình của một cuộc bầu cử cùng các vấn đề khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời