Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?

Xin chào Luật sư Hải Phòng, hiện nay, khi tham gia giao thông trên đường tôi thường thấy những biển báo 5T, 10T nhưng chưa hiểu ý nghĩa của biển báo này là như thế nào? Ở những nơi có biển báo như vậy thì những phương tiện nà được phép di chuyển, đi vào đó? Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đường cấm là gì?

Hệ thống giao thông tại Việt Nam Nam hiện khá phức tạp bởi được phân thành nhiều loại đường khác nhau. Trong đó, có rất nhiều đường cấm không cho cho ô tô được lưu thông.

Đường cấm được hiểu là loại đường mà không cho phép một phương tiện hoặc một số loại phương tiện đường bộ lưu thông, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đi vào đường được xác định là đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Đường cấm được chia thành 02 loại là đường cấm theo giờ và đường cấm phương tiện.

– Đường cấm theo giờ là đường cấm một số phương tiền trong một khung giờ nhất định.

Ví dụ: Ở Hà Nội có khung giờ cấm xe tải đối với một số tuyến đường nội đô như Đội Cấn, Hoàng Hoa Thám, Hùng Vương, Vũ Ngọc Phan, Thanh Nhàn, Thụy Khê… cụ thể:

Xe tải 1,25 tấn bị cấm di chuyển tại Hà Nội vào khung giờ cao điểm từ 6h00 đến 9h00 và 15h00 đến 21h00.

Xe tải dưới 2,5 tấn được hoạt động trong khung giờ từ 21h00 đến 6h00 hôm sau (ngoài khung giờ này phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền).

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục thay đổi con dấu công ty năm 2022

Xe tải trên 10 tấn chỉ được hoạt động trong khỏng thời gian từ 21h00 đến 6h00 và phải có giấy phép lưu hành.

– Đường cấm phương tiện là đường cấm một hay một số loại phương tiện lưu thông.

Ví dụ: Đường vành đai 3 trên cao tại Hà Nội cấm xe máy, các đường cao tốc như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Ninh Bình… cấm xe máy.

Cách nhận diện đường cấm

Theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành thì trước các tuyến đường cấm sẽ phải cắm biển báo hiệu đường cấm. Chính vì thế, cách tốt nhất để người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô, xe tải, taxi…) muốn nhận biết đâu là đường cấm để tránh bị xử phạt thì khi tham gia giao thông phải chú ý quan sát các biển báo cấm được đặt để cảnh báo người tham gia giao thông.

Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?
Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?

Biển báo 10t là gì?

Biển báo 10t là một biển báo điển hình cho loại biển báo “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe” (ký hiệu là P.115).

Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo P.115 được sử dụng để cảnh cáo đoạn đường cắm biển này cấm các loại xe (bao gồm xe cơ giới và thô sơ), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Trong đó, trọng tải được hiểu là tổng khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện có thể chở đúng theo thông số kỹ thuật của xe do nhà sản xuất công bố.

Các thông số kỹ thuật về tải trọng sẽ được ghi nhận trực tiếp trên giấy đăng kiểm xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

Vì vậy, khi thấy biển báo 10t, các phương tiện, kể cả xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát,…) mà có trọng tải toàn bộ xe vượt quá 10 tấn thì không được phép đi vào đoạn đường có cắm biển này.

Có thể bạn quan tâm  Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng

Việc cho xe quá trọng tải lưu thông trên những đoạn đường quy định giới hạn trọng tải sẽ tăng nguy cơ gây hư hại cho cầu, đường bộ, đồng thời còn làm mất an toàn giao thông trên đoạn đường đó.

Vì vậy, nếu cố tình cho xe có trọng tải vượt quá 10 tấn lưu thông trên đoạn đường có biển báo 10t thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt rất nặng.

Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?

Trường hợp xe có tổng trọng tải vượt quá 10 tấn cố tình đi vào đoạn đường cắm biển báo 10t, không chỉ người điều khiển phương phương tiện mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Mức phạt này sẽ được căn cứ vào tỷ lệ % trọng tải vượt quá mức độ cho phép. Cụ thể như sau:

Lỗi vi phạmMức phạt
Người điều khiển phương tiệnChủ xe
Cá  nhânTổ chức
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%04 – 06 triệu đồng + Nếu gây hư hại cầu, đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu(Khoản 2 và khoản 7 Điều 33)06 – 08 triệu đồng(Điểm đ khoản 9 Điều 30)12 – 16 triệu đồng(Điểm đ khoản 9 Điều 30)
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%13 – 15 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng + Nếu gây hư hại cầu, đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu(Điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 33)28 – 32 triệu đồng(Điểm đ khoản 13 Điều 30)56 – 64 triệu đồng(Điểm đ khoản 13 Điều 30)
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%40 – 50 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng(Điểm a khoản 5, điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều 33)70 – 75 triệu đồng(Khoản 14 Điều 30)140 – 150 triệu đồng(Khoản 14 Điều 30)

Trong đó, tỷ lệ % trọng tải bị quá tải so với giới hạn cho phép được tính như sau:

Có thể bạn quan tâm  Hành vi ăn trộm xe máy bị xử phạt ra sao?

% quá tải = Khối lượng quá tải : Khối lượng cho phép x 100%

Trong đó:

Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Trọng tải tối đa cho phép khi đi qua đường, cầu

Tương ứng với bảng mức phạt nói trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 13 – 15 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong khi đó, chủ xe sẽ bị phạt từ 28 – 32 triệu đồng (cá nhân) hoặc từ 56 – 64 triệu đồng (tổ chức).Đặc biệt nếu cho xe quá tải qua cầu đường mà gây hư hại thì người điều khiển phương tiện còn có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của cầu, đường.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t là bao nhiêu tiền?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục Kết hôn với người nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư Hải Phòng để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Biển báo hiệu lệnh 10T có đặc điểm gì?

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Pháp luật quy định biển cấm trọng tải xe thế nào?

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, nhà chức trách sẽ đặt biển P.115.

Pháp luật quy định về biển báo giới hạn tải trọng toàn bộ xe như thế nào?

Biển báo giới hạn tải trọng toàn bộ xe dùng để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) không được phép đi vào, bất luận khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong giấy kiểm định của xe là bao nhiêu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời